Sign In

Giám đốc điều hành Mạng lưới dự báo Nam Á thăm và làm việc tại Học viện

21:18 24/02/2025

Chọn cỡ chữ A a    

Chiều ngày 24/02/2025, tại Hà Nội, ông Asanga Abeyagoonasekera, Giám đốc điều hành Mạng lưới dự báo Nam Á, Nghiên cứu viên cao cấp Dự án Thiên niên kỷ thăm và làm việc tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. PGS,TS Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì buổi tiếp.

Chào mừng ông Asanga Abeyagoonasekera đến thăm và làm việc tại Học viện, PGS,TS Hoàng Văn Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giới thiệu khái quát về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và quan hệ hợp tác quốc tế của Học viện với các đối tác, các tổ chức nghiên cứu quốc tế, qua đó góp phần triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, tham mưu tư vấn chính sách cho Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Quang cảnh buổi tiếp và làm việc

Bày tỏ vinh dự được đến thăm và làm việc tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ông Asanga Abeyagoonasekera, Giám đốc điều hành Mạng lưới dự báo Nam Á (SAFN), Nghiên cứu viên cao cấp Dự án Thiên niên kỷ đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng và phát triển của Việt Nam.

Chia sẻ về Mạng lưới dự báo Nam Á và Dự án Thiên niên kỷ, cùng những nghiên cứu đã và đang triển khai, ông Asanga Abeyagoonasekera cho biết là một người Sri Lanka, các hướng nghiên cứu của ông đi sâu chú trọng các vấn đề của Sri Lanka. Trong đó, cuốn sách vừa xuất bản gần đây vào năm 2023 của ông “Teardrop Diplomacy: China’s Sri Lanka Foray” là một công trình phác thảo rõ nét sự tham gia của Trung Quốc với Sri Lanka và tác động của nó đối với mối quan hệ trong khu vực.

Theo ông Asanga Abeyagoonasekera, năm 2024, Sri Lanka đã trải qua một sự thay đổi chính trị mang tính lịch sử làm thay đổi đáng kể bối cảnh quản trị của quốc gia này. Vì vậy, trong thời gian tới, ông mong muốn được phối hợp cùng các nhà khoa học Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu về một số nội dung như: những thách thức Sri Lanka phải đối mặt trong việc vượt qua tình trạng bất ổn chính trị và kinh tế sau khủng hoảng kinh tế năm 2022; tác động của căng thẳng Ấn Độ - Trung Quốc đối với Sri Lanka và những tác động rộng hơn đối với an ninh khu vực; sự sụp đổ thảm khốc của chế độ Rajapaksa từng thống trị đất nước; sự điều chỉnh chiến lược của các cường quốc phương Tây: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu nhằm bảo vệ lợi ích của họ tại Sri Lanka; tình hình hiện tại của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) tại Sri Lanka và những bài học rút ra từ các dự án BRI khác trên khắp Nam Á và Đông Nam Á.

----

Ông Asanga Abeyagoonasekera, sinh năm 1977, là một học giả, nhà phân tích chính sách đối ngoại và địa chính trị người Sri Lanka. Ông hiện là Giám đốc điều hành của Mạng lưới dự báo Nam Á (SAFN) và là Nghiên cứu viên cao cấp Dự án Thiên niên kỷ tại Washington DC từ năm 2021. Ông giáo sư thỉnh giảng về địa chính trị và lãnh đạo toàn cầu tại Đại học Bắc Kentucky, giảng viên thỉnh giảng về Kinh tế chính trị quốc tế cho Đại học London tại Viện Hoàng gia Colombo của Sri Lanka và giảng dạy tại Khoa An ninh quốc tế tại Đại học Colombo.

Trước đó, ông có hơn một thập kỷ kinh nghiệm trong quản lý chính phủ, giữ chức vụ đứng đầu một số tổ chức và vị trí của chính phủ ở cấp hội đồng quản trị. Ông từng là Tổng Giám đốc sáng lập của Viện Nghiên cứu An ninh ưuốc gia Sri Lanka (INSSSL), Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ quốc tế Lakshman Kadirgamar (LKIIRSS) - một tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại của chính phủ Sri Lanka; cố vấn kỹ thuật Quỹ Tiền tệ quốc tế, đã đóng góp cho nghiên cứu “Sri Lanka: Báo cáo hỗ trợ kỹ thuật - Đánh giá chẩn đoán quản trị” được xuất bản năm 2023. Một số cuốn sách tiêu biểu của ông, gồm Conundrum of an Island (2021), Sri Lanka at Crossroads (2019), Towards a Better World Order (2015), Teardrop Diplomacy: China’s Sri Lanka Foray (2023).

Đức Mạnh & MH

Alternate Text

Bình luận

Danh sách bình luận

Số lượng ý kiến bài viết: 0

Nghiên cứu sinh Lê Thị Trang tóm tắt những kết luận mới của luận án

16:47 20/03/2025

Nội dung đính kèm

Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Vinh tóm tắt những kết luận mới của luận án

16:44 20/03/2025

Nội dung đính kèm

Tổng Bí thư dự chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam -Trung Quốc

15:48 20/03/2025

Sáng 20.3, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ, do Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tại Cung Hữu nghị Việt - Trung (Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025

Một số nội dung cơ bản của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025

11:04 20/03/2025

Ngày 19/02/2025, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật). Luật gồm 9 chương với 72 điều quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung cơ bản về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật này không quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

Viện Kinh tế chính trị học tổ chức Hội thi Giảng viên giỏi cấp cơ sở lần thứ VI, năm 2025

10:03 20/03/2025

Sáng ngày 20/3/2025, Viện Kinh tế chính trị học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi Giảng viên giỏi cấp cơ sở lần thứ VI, năm 2025. Đây là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh những giảng viên xuất sắc, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và thúc đẩy phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy trong Học viện.