Sign In

Giới thiệu một số nội dung của Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

10:43 27/02/2025

Chọn cỡ chữ A a    

Ngày19/02/2025, Quốc hội khóa 15 đã thông qua Nghị quyết số 190/2025/QH15 của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 190).

Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước gồm 15 điều: Phạm vi điều chỉnh; Nguyên tắc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; Tên gọi và việc sử dụng con dấu của cơ quan, chức danh có thẩm quyền; Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền; Thực hiện thủ tục hành chính; Hoạt động tạm giữ, tạm giam, tố tụng, thi hành án; Thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; Thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp; Rà soát, xử lý văn bản; Trách nhiệm công khai thông tin và hướng dẫn thực hiện; Giải quyết các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; Tổ chức thực hiện; Hiệu lực thi hành.  

Nghị quyết 190 áp dụng đối với việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong các trường hợp thành lập, tổ chức lại (bao gồm việc sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan dưới các hình thức chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn), thay đổi tên gọi, thay đổi mô hình, cơ cấu tổ chức, giải thể cơ quan để thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Các vấn đề được xử lý theo Nghị quyết 190 là vấn đề phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước có nội dung khác hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (trừ Hiến pháp), văn bản hành chính và các hình thức văn bản khác đang còn hiệu lực tại thời điểm thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước (sau đây gọi chung là văn bản).

Tại Điều 7 Nghị quyết 190 đã quy định về thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như sau:

- Cơ quan thanh tra sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra của cơ quan đã chuyển giao chức năng, nhiệm vụ thanh tra.

- Cơ quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước không còn tổ chức thanh tra thì thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước không thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành mà thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

- Đối với Bộ, cơ quan ngang Bộ sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước không còn tổ chức thanh tra, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thành lập đoàn thanh tra hoặc đề nghị Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra.

Riêng đối với cơ quan thanh tra của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan thanh tra được tổ chức theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp cuộc thanh tra đang tiến hành hoặc đã kết thúc thanh tra trực tiếp nhưng chưa ban hành kết luận thanh tra thì đoàn thanh tra tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, xây dựng dự thảo kết luận thanh tra trình Thủ trưởng cơ quan có chức năng thanh tra sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước xem xét, ban hành kết luận thanh tra.

- Cơ quan sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước không còn tổ chức thanh tra thì người đứng đầu giao đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng, nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết 190 có hiệu lực thi hành từ ngày 19/02/2025 và được thực hiện đến hết ngày 28/02/2027, trừ quy định tại khoản 1 Điều 3, khoản 3 Điều 4 và khoản 3 Điều 11 của Nghị quyết này.

Toàn văn Nghị quyết xem tại https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/

 

Ban Thanh tra Học viện biên soạn, tổng hợp

Alternate Text

Bình luận

Danh sách bình luận

Số lượng ý kiến bài viết: 0

Nghiên cứu sinh Lê Thị Trang tóm tắt những kết luận mới của luận án

16:47 20/03/2025

Nội dung đính kèm

Nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Vinh tóm tắt những kết luận mới của luận án

16:44 20/03/2025

Nội dung đính kèm

Tổng Bí thư dự chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam -Trung Quốc

15:48 20/03/2025

Sáng 20.3, Tổng Bí thư Tô Lâm đến dự chương trình Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ, do Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức tại Cung Hữu nghị Việt - Trung (Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và Năm giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025

Một số nội dung cơ bản của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025

11:04 20/03/2025

Ngày 19/02/2025, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật). Luật gồm 9 chương với 72 điều quy định về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nội dung cơ bản về tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật. Luật này không quy định về làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.

Viện Kinh tế chính trị học tổ chức Hội thi Giảng viên giỏi cấp cơ sở lần thứ VI, năm 2025

10:03 20/03/2025

Sáng ngày 20/3/2025, Viện Kinh tế chính trị học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thi Giảng viên giỏi cấp cơ sở lần thứ VI, năm 2025. Đây là hoạt động thường niên nhằm tôn vinh những giảng viên xuất sắc, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và thúc đẩy phong trào đổi mới phương pháp giảng dạy trong Học viện.