Bảo vệ nền tảng tư tưởng

  • Khai giảng Lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, năm 2022 (Lớp thứ nhất)

    Chiều ngày 09/5/2022, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng Lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, năm 2022 (Lớp thứ nhất). PGS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì buổi Lễ.

  • Những nhà giáo, nhà khoa học dấn thân làm chiến sĩ

    LTS: Thời gian qua, từ khi có Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 35), công tác này được triển khai ngày càng bài bản, thống nhất, đồng bộ, toàn diện, quyết liệt, đi vào chiều sâu. Báo Quân đội nhân dân Cuối tuần đã khảo sát mô hình, cách làm và thực hiện loạt bài phỏng vấn lãnh đạo, chỉ huy một số cơ quan, đơn vị, nhà trường trong toàn quân, toàn quốc về triển khai thực hiện Nghị quyết 35.

  • Tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong đào tạo cao cấp lý luận chính trị

    Tóm tắt: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản trong chương trình đào tạo cao cấp lý luận chính trị. Trên cơ sở làm rõ sự cần thiết, thực trạng tích hợp nội dung bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong đào tạo cao cấp lý luận chính trị, bài viết đề xuất giải pháp để tăng cường có hiệu quả việc tích hợp này trong đào tạo cao cấp lý luận chính trị hiện nay.

  • Phóng sự: Lan tỏa nhiệt huyết, trí tuệ và bản lĩnh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

    Chiều ngày 21/10/2021, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ trao giải Cuộc thi viết chính luận khoa học “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Phát biểu tổng kết Cuộc thi, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định Cuộc thi là sáng kiến lần đầu tiên được tổ chức trong toàn hệ thống để góp phần xây dựng mạng lưới, phát hiện và đào tạo đội ngũ những “cây viết” chính luận khoa học về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

  • Kiên trì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam

    Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2021) và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. Đây là một bài viết rất quan trọng, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn sinh động về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, có ý nghĩa định hướng đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam. Nhân dịp này, Tạp chí Cộng sản có cuộc phỏng vấn Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sengphet Houngboungnuang về những ý nghĩa và thông điệp trong bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

  • Hệ quan điểm chỉ đạo trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

    Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã trình bày hệ thống quan điểm chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hệ quan điểm chỉ đạo này có ý nghĩa rất quan trọng, chứa đựng những nội dung mới về nhận thức lý luận, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

  • Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới

    Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nội dung cơ bản, hệ trọng, có ý nghĩa sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trong giai đoạn hiện nay, để tăng cường và không ngừng nâng cao hiệu quả công tác này, cần nhận diện rõ bối cảnh mới, những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động, từ đó đề ra định hướng, giải pháp phù hợp.

  • Đấu tranh phòng, chống lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng

    Tự do ngôn luận là một trong những quyền cơ bản của con người cần được tôn trọng và bảo đảm. Tuy nhiên ở bất kỳ quốc gia nào, tự do ngôn luận cũng phải nằm trong khuôn khổ pháp luật nhằm tránh hiện tượng bị lợi dụng, gây phương hại đến quyền, lợi ích của cá nhân khác, đến đạo đức xã hội, trật tự công cộng và an ninh quốc gia. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet và mạng xã hội đã trở thành công cụ thể hiện quyền tự do ngôn luận của đông đảo người dân, điều này đặt ra nhiều vấn đề về xã hội và pháp lý, trong đó có việc quản lý thông tin trên không gian mạng hiện nay.

  • Phê phán những quan điểm sai lầm về chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam

    Trong các diễn đàn góp ý sửa đổi Luật Đất đai nhiều năm nay, xuất hiện một số ý kiến cho rằng nên thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai hoặc thừa nhận chế độ đa sở hữu giống như nhiều nước khác. Một số người phê phán chế độ sở hữu toàn dân về đất đai. Họ cho rằng sở hữu toàn dân là “mù mờ vì về mặt pháp lý”, không xác định được ai là chủ sở hữu trong các quan hệ đất đai, nhất là khi xảy ra tranh chấp. Một số khác cho rằng, với các quyền của người sử dụng đất như Luật Đất đai năm 2013 quy định, quyền sử dụng đất chẳng khác gì quyền sở hữu tư nhân đất đai, tại sao không công nhận đó là sở hữu tư nhân về đất đai.

  • Toàn văn bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

    Sáng 14-12, tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Cổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

  • Xây dựng cơ chế để “không thể tham nhũng”, “không dám”, “không muốn tham nhũng” và “không cần tham nhũng”; từng bước mở rộng phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước

    Ngày 12/12/2020, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc, tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2013 - 2020. Cổng Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tại Hội nghị.

  • Khát vọng phát triển đất nước và đổi mới sáng tạo - Điểm nhấn của Đại hội lần thứ XIII của Đảng

    Trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Tạo bước chuyển căn bản nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo… Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; hoàn thiện và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người gắn với phát huy ý chí, khát vọng phát triển và sức mạnh con người Việt Nam trong thời kỳ mới”(1).

  • Tổ chức thành công Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, mở ra triển vọng tươi sáng của dân tộc

    Ngày 19-11-2020, tại Hà Nội, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị cán bộ toàn quốc tổng kết công tác tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Cổng Thông tin điện tử Học viện trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị:

  • Phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, xây dựng Tổ quốc ta ngày càng cường thịnh, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc

    Ngày 18-11-2020, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 - 18-11-2020); trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và đọc diễn văn kỷ niệm.

  • Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trong thời đại công nghệ số

    Tóm tắt: Khi an ninh mạng đang nổi lên như một thách thức toàn cầu thì chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trở thành tâm điểm của các cuộc tranh luận(1). Bài viết tập trung làm rõ nội hàm của khái niệm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, phân tích sự cần thiết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, làm rõ mối quan hệ giữa bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng với bảo vệ các quyền cơ bản của con người; những thách thức trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.

  • Một số giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội

    Tóm tắt: Hiện nay, các thế lực thù địch triệt để sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền các thông tin xấu, độc và các luận điệu sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta, nhất là tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng (chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh). Để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, chúng ta cần tập trung thực hiện một số giải pháp như sử dụng sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tổ chức xã hội; nâng cao trách nhiệm các cơ quan trong hệ thống chính trị và các tổ chức xã hội; tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội.

  • Ban Chỉ đạo 35 Học viện khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 35 tại tỉnh Hà Giang

    Thực hiện chương trình công tác, trong các ngày 13,14/4/2022, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 35 của Bộ Chính trị về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

  • Kế hoạch 762-KH/HVCTQG tổ chức Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ hai, năm 2022

    Cổng Thông tin điện tử Học viện trân trọng giới thiệu toàn văn Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địchlần thứ hai, năm 2022

  • Họp Ban Tổ chức Cuộc thi viết chính luận khoa học “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới"

    Chiều ngày 8/9/2021, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Học viện chủ trì cuộc họp Ban Tổ chức Cuộc thi viết chính luận khoa học “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

  • Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW trong 6 tháng đầu năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021

    Chiều ngày 30/6/2021, Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW trong 6 tháng đầu năm 2021 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 35 Học viện dự, chỉ đạo và chủ trì Hội nghị.

  • Công văn số 522-CV/HVCTQG về tổ chức triển khai cuộc thi viết chính luận khoa học về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

  • Hội thảo khoa học “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới - Lý luận và thực tiễn”

    Ngày 23/11/2020, tại Học viện Chính trị khu vực IV, thành phố Cần Thơ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới - Lý luận và thực tiễn”.

  • Hội nghị sơ kết công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW

    Sáng 09/9/2020, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020.

  • Ban Chỉ đạo 35 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh họp triển khai nhiệm vụ

    Chiều ngày 27/5/2020, Ban Chỉ đạo về Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Ban Chỉ đạo 35 Học viện) đã tổ chức Hội nghị họp bàn, thống nhất kế hoạch triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới.

  • Bảo vệ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước trước những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận

    Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có nội dung rộng và thể hiện trên nhiều phương diện. Một trong những nội dung quan trọng là bảo vệ hệ thống quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề nhà nước chống lại những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận hiện nay. Bài viết sau đây tập trung khẳng định lại những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh chống lại những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận.

  • Nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống phá cương lĩnh, đường lối của Đảng

    Cương lĩnh, đường lối của Đảng hình thành trên nền tảng lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn Việt Nam. Trong lịch sử lãnh đạo, đấu tranh của Đảng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển, bổ sung, hoàn thiện Cương lĩnh, đường lối luôn luôn được đặt lên hàng đầu để bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn và cách mạng đi đến thắng lợi. Đảng đã phải nhiều lần chống lại sự xuyên tạc, phá hoại của các thế lực thù địch nhằm vào Cương lĩnh, đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, nhất là ở cuối những năm 30, những năm 1945-1946, những năm 60, những năm 1989-1991 và ở thời điểm hiện nay. Trong các cuộc đấu tranh đó, Đảng có được những kinh nghiệm cần thiết để chủ động, kiên quyết bảo vệ Cương lĩnh, đường lối, bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng vì lợi ích quốc gia, dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước.

  • Nhận diện và phòng, chống căn bệnh kiêu ngạo, công thần trong xây dựng và bảo vệ Đảng hiện nay

    Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: Đảng ra đời và phát triển không phải vì mục đích tự thân mà là vì độc lập cho Tổ quốc và vì hạnh phúc của nhân dân; đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ đều nhằm đưa lại lợi ích cho nhân dân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải vừa là người lãnh đạo, đồng thời vừa là công bộc, đầy tớ, trâu ngựa cho nhân dân. Cá nhân và tập thể Đảng trở thành một khối vững chắc trong khi giải quyết tất cả mối quan hệ hằng ngày của đảng viên với tổ chức Đảng. Tự tách mình ra khỏi Đảng chính là biểu hiện đầu tiên của căn bệnh kiêu ngạo, công thần.

  • Nhận diện các loại quan điểm sai trái, thù địch hiện nay

    Tóm tắt: Trong cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch thì việc nhận diện các loại quan điểm sai trái, thù địch đặc biệt quan trọng. Bài viết chỉ rõ 6 loại quan điểm sai trái, thù địch hiện nay: 1) Loại tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng ta với biểu hiện rất đa dạng; 2) Loại chống phá sự lãnh đạo của Đảng, xuyên tạc Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 3) Loại xuyên tạc lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng; 4) Loại bôi nhọ cá nhân các lãnh tụ, lãnh đạo của Đảng; 5) Loại lợi dụng những sai lầm, khuyết điểm của Đảng để xuyên tạc bản chất Đảng; 6) Loại ca ngợi chủ nghĩa tư bản với những giá trị khác nhau của nó

  • Kinh tế tư nhân: Quan niệm và giải pháp phát triển

    Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, từng bước trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tư nhân Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau: tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; có những biện pháp hỗ trợ về kỹ thuật công nghệ, về giáo dục đào tạo...; phát triển mối quan hệ giữa Nhà nước với tư nhân, giữa tư nhân trong nước và tư nhân nước ngoài; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính, ngân hàng; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân...

  • Chủ nghĩa Mác - Lênin không thể lỗi thời!

    Thời gian gần đây, một số nhà nghiên cứu phương Tây và một bộ phận cán bộ, đảng viên trong nước cho rằng, trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời. Bởi vậy, chúng ta không thể xây dựng được một xã hội mới tốt đẹp, dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh trên nền tảng của học thuyết lỗi thời đó.

  • Đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng - Thực tiễn và kinh nghiệm

    Đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong xây dựng Đảng nhằm giữ vững bản chất cách mạng và khoa học của Đảng và luôn luôn gắn liền với xây dựng Đảng về chính trị, tổ chức và đạo đức, gắn liền với nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Thực tiễn lịch sử của quá trình đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã để lại nhiều kinh nghiệm quý, hữu ích cho hiện nay.