Phòng chống thuốc lá

  • Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị tập huấn Xây dựng môi trường làm việc, học tập không khói thuốc

    Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTL ngày 18/10/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại thuốc lá Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 215-KH/TCT ngày 26/11/2021 của Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình về hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2021, sáng ngày 29/12/2021, Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị tập huấn về Xây dựng môi trường làm việc, học tập không khói thuốc.

  • Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình và Sơn La tổ chức Hội nghị tập huấn xây dựng môi trường làm việc, học tập không khói thuốc

    Thực hiện Kế hoạch số 02-KH/BCĐTL ngày 18/10/2021 của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình và Sơn La lần lượt tổ chức Hội nghị tập huấn xây dựng môi trường làm việc, học tập không khói thuốc năm 2021 vào các ngày 22, 23/12/2021.

  • Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31-5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5

    Sáng ngày 31/5/2022, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp cùng Qũy Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31-5 và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá 25-31/5.

  • Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với công tác phòng, chống tác hại thuốc lá trong những năm vừa qua

    Cho đến nay, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm phòng, chống tác hại thuốc lá như phê chuẩn Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2004, ban hành Luật phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2012, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá nhằm giảm tiếp cận và tính sẵn có của sản phẩm thuốc lá, giảm nguồn cung cấp thuốc lá, giảm tác hại của thuốc lá… đã mang lại những tác động tích cực nhưng vẫn còn không ít tranh luận xung quanh tính hiệu quả của các giải pháp này.

  • Cai thuốc lá bằng thuốc: nên hay không nên?

    Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người hút thuốc nên bắt đầu thực hiện ngay các bước để bỏ thuốc bằng cách sử dụng các phương pháp đã được chứng minh, như tư vấn bỏ thuốc qua số điện thoại miễn phí, chương trình nhắn tin giúp bỏ thuốc qua điện thoại di động và liệu pháp thay thế nicotin (các loại thuốc thay thế nicotin). Trong đó, việc sử dụng thuốc trong điều trị chứng nghiện thuốc lá là cần thiết để giúp người hút thuốc lá có thể từ bỏ thuốc lá một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cai thuốc lá bằng thuốc hay còn gọi là những liệu pháp thay thế nicotin cũng có những hạn chế nhất định và cần được chỉ định đặc biệt bởi bác sĩ.

  • Ngừng hút thuốc lá để “bảo vệ chính mình” trước đại dịch Covid-19

    Ngừng hút thuốc lá càng sớm càng tốt. Việc từ bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19, vấn đề này lại càng cấp bách hơn bao giờ hết. Đại dịch Covid-19 là một gánh nặng trên mọi mặt đời sống, sức khỏe, kinh tế, xã hội, nhưng ngược lại hãy coi nó như một động lực để thúc đẩy vấn đề cai thuốc lá, bên cạnh các biện pháp y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe toàn dân.

  • Thuốc lá và Covid-19: một sự kết hợp chết người?

    Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Covid-19 và hút thuốc có thể là sự kết hợp chết người. Bởi hút thuốc phải liên tục đưa tay lên mặt và miệng nên nếu vi-rút đã ở trên tay, việc hút thuốc có thể làm tăng cơ hội vi-rút xâm nhập vào hệ thống của con người. Nguy cơ có thể gia tăng thêm nữa nếu hút thuốc truyền tay. Đầu ngậm, vòi và nước trong bình hút có thể chứa và truyền vi khuẩn từ người ngày sang người khác khi dùng chung. Đó là chưa kể các nghiên cứu cũng cho thấy người hút thuốc bị nhiễm Covid-19 có khả năng phải nhập khu chăm sóc tích cực, cần máy thở, hoặc nguy cơ tử vong cao gấp đôi so với người không hút thuốc.

  • Cai thuốc lá: các khuyến nghị cần biết?

    Tư vấn cai thuốc lá và điều trị bằng thuốc như varenicline, bupropion, hoặc chế phẩm thay thế nicotine là những biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng có hiệu quả đối với cai nghiện thuốc lá. Việc kết hợp giữa tư vấn và điều trị thuốc tỏ ra có hiệu quả hơn so với việc sử dụng từng biện pháp đơn độc. Trong khi, các cách tiếp cận thay thế đối với việc cai nghiện thuốc lá, như thôi miên và châm cứu, không tỏ ra hiệu quả và không được khuyến cáo áp dụng thường quy.

  • Hội nghị tập huấn phòng, chống tác hại thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc năm 2021

    Thực hiện kế hoạch năm 2021, chiều ngày 24/12/2021, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tập huấn về phòng, chống tác hại thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc. PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện dự và phát biểu khai mạc.

  • Hội nghị triển khai công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá Qúy IV/2021

    Chiều ngày 25/10/2021, Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá Qúy IV/2021. PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội nghị.

  • “Thuốc lá thế hệ mới” – một sự đánh tráo khái niệm gây nhầm lẫn cho người dùng

    Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, thuốc lá điện tử được rao bán khá rầm rộ và đặc biệt thu hút giới trẻ với cái tên mỹ miều là “thuốc lá thế hệ mới”. Được coi là loại “thuốc lá không khói”, một điếu thuốc lá điện tử (E-cigarette hay E-cig) hoặc thuốc lá nung nóng được các công ty thuốc lá giới thiệu là một sản phẩm ít hại hơn so với thuốc lá điếu thông thường. Tuy nhiên đây chỉ là các quảng cáo nhằm gây nhầm lần.

  • Năm 2021 sẽ thí điểm ứng dụng phần mềm giám sát việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

    Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế đang triển khai xây dựng một phần mềm ứng dụng nhằm tăng cường giám sát của cộng đồng đối với việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Dự kiến phần mềm này sẽ được triển khai thí điểm vào năm 2021.

  • Một số văn bản pháp luật về Phòng, chống tác hại của thuốc lá

    Quốc hội đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Luật PCTH thuốc lá) ngày 18/6/2012. Tiếp đó, ngày 25/01/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 229/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2020, Chiến lược với mục tiêu giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc tiến tới giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra.

  • Xử phạt vi phạm Luật phòng, chống tác hại thuốc lá có nhiều điểm mới

    Ngày 28/9/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, theo đó có những nội dung được áp dụng kể từ ngày ký ban hành và cũng có nội dung được áp dụng kể từ ngày có hiệu lực thi hành.

  • Phòng, chống tác hại của thuốc lá cần nâng cao nhận thức từ nhiều phía

    Hiện nay, trên toàn thế giới có khoảng hơn 1,4 tỷ người (trong đó Việt Nam có 15,3 triệu người) hút thuốc lá, hơn 600 nghìn người không hút thuốc nhưng bị tiếp xúc thụ động với khói thuốc của người khác.

  • Hội nghị tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc

    Sáng ngày 28-12-2020, tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) đã phối hợp cùng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá Học viện tổ chức “Hội nghị tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc”. PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại thuốc lá Học viện dự và chỉ đạo Hội nghị.

  • Những khó khăn trong công cuộc phòng chống thuốc lá tại Việt Nam

    Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu giảm tỉ lệ người hút thuốc xuống dưới 39% vào năm 2020 còn rất nhiều gian nan. Bởi tại Việt Nam tồn tại 5 điểm bất lợi rất lớn trong công tác tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá.