Sign In

Đoàn cán bộ quy hoạch cấp chiến lược nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Singapore

13:48 03/12/2024

Chọn cỡ chữ A a    

Thực hiện quyết định số 4014-QĐ/HVCTQG ngày 20/11/2024 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong các ngày 26/11-03/12/2024 , Đoàn cán bộ quy hoạch cấp chiến lược gồm 17 thành viên do đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương là Trưởng đoàn đã nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Singapore.

Chuyến nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Singapore nằm trong khuôn khổ chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV của Đảng nhằm tăng cường học tập kinh nghiệm quốc tế về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và quản trị quốc gia.

Đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng với các giảng viên của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu và Đại sứ Việt Nam tại Singapore

Tại Singapore , Đoàn được các giáo sư, chuyên gia, nhà lãnh đạo, quản lý của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Trung tâm Dữ liệu toàn cầu, SPH Media Trust và các vị nguyên lãnh đạo các cơ quan của nhà nước Singapore  chia sẻ, trao đổi và thảo luận về những chủ đề mà Đoàn nghiên cứu, khảo sát thực tế quan tâm.

Với tư cách là một quốc gia phát triển có vị thế, uy tín cao trong khu vực ASEAN và trên trường quốc tế, Singapore đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong việc thúc đẩy phát triển đất nước từ một quốc gia lạc hậu trở thành quốc gia phát triển như hiện nay. Mô hình quản trị quốc gia, tăng trưởng và phát triển kinh tế trong từng giai đoạn khác nhau, nền công vụ ưu tú, việc hoạch định và thực thi chính sách công trong hệ thống cơ quan công quyền của Singapore có nhiều điểm đáng chú ý, tham khảo về tính minh bạch, hiệu quả và việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho hệ thống cơ quan công quyền của đất nước này.


Đoàn nghiên cứu, khảo sát trao đổi với PGS,TS Vũ Minh Khương về hoạch định chiến lược phát triển hiệu lực để đưa Việt Nam tới tầm nhìn 2045

Trong ngày đầu tiên, Đoàn nghiên cứu, khảo sát nghe bài trình bày của ông Lim Siong Guan, nguyên lãnh đạo Cơ quan công vụ, Singapore, về quản trị quốc gia của Singapore với những vấn đề trọng tâm về quản trị quốc gia. Trong đó, Đoàn nghiên cứu, khảo sát đã được trao đổi, thảo luận về những vấn đề của quản trị quốc gia như: phân biệt sự khác nhau và giống nhau giữa quản trị và quản lý quốc gia; triết lý của quản lý chính phủ; ba yếu tố của niềm tin. Đặc biệt, kinh nghiệm xây dựng mô hình quản trị quốc gia của Singapore  trong những giai đoạn thăng trầm khác nhau của đất nước này. Trong đó, bài học kinh nghiệm đắt giá của Singapore về sự đồng thuận lợi ích của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người dân là vấn đề quan trọng nhất đối với sự thành công của mô hình quản trị quốc gia Singapore .

Đoàn nghiên cứu, khảo sát làm việc với PGS,TS Vũ Minh Khương, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu về tầm nhìn 2045 của Việt Nam và xây dựng chiến lược phát triển hiệu quả. Nội dung của buổi làm việc tập trung vào bốn vấn đề chủ yếu: (i) tổng quan về tư duy chiến lược và hoạch định chiến lược phát triển; (ii) tầm nhìn Việt Nam 2045 và sự cấp bách phải hoạch định một chiến lược phát triển hiệu quả cho hai thập kỷ tới; (iii) kinh nghiệm Singapore trong hoạch định chiến lược phát triển; và (iv) một số bước đi đề xuất trong hoạch định chiến lược phát triển với tầm nhìn Việt Nam 2045. Trên cơ sở bài thuyết trình, Đoàn nghiên cứu, khảo sát đã tập trung trao đổi, thảo luận để cùng trả lời những câu hỏi cốt yếu cho Việt Nam khi bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Buổi trao đổi đã diễn ra sôi nổi với nhiều nhận xét, câu hỏi hấp dẫn và đi thẳng vào trọng tâm của việc làm thế nào hoàn thành tầm nhìn Việt Nam 2045, từ góc nhìn kinh nghiệm của Singapore .
Trước khi kết thúc ngày làm việc đầu tiên, Đoàn nghiên cứu, khảo sát đi nghiên cứu thực tế tại Trung tâm Dữ liệu toàn cầu ST Media. Tại đây, Đoàn nghiên cứu, khảo sát đã được lãnh đạo Trung tâm Dữ liệu toàn cầu ST Media chia sẻ về tầm quan trọng của Dữ liệu trong chuyển đổi số, đồng thời về ba điều kiện để phát triển các Trung tâm Dữ liệu là: điện, nước và đất đai.

Đoàn nghiên cứu, khảo sát đến thăm quan và làm việc với công ty ST Media – Global Data Centres

Trong ngày thứ hai của chuyến nghiên cứu, khảo sát, Đoàn đã trao đổi, thảo luận với ông Khaw Boon Wan, Chủ tịch SPH Media Trust. Tại đây, Đoàn đã đặt ra nhiều câu hỏi trọng tâm có liên quan đến không chỉ kinh nghiệm của Singapore  mà còn cả những vấn đề có ý nghĩa đối với Việt Nam. Những vấn đề mà Đoàn Việt Nam quan tâm như quản lý truyền thông, cách thức chính quyền triển khai chính sách sao cho hiệu quả, hay như trong xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì việc xây dựng khu thương mại tự do có còn phù hợp hay không, và về phân cấp, phân quyền và cơ cấu quyền lực của Singapore. Mỗi một vấn đề đều được thảo luận, trao đổi trên cơ sở xây dựng và đúc rút bài học cho từng bên tham gia. Các ý kiến trả lời, bình luận hoặc gợi mở của Ông Khaw Boon Wan đã góp phần chia sẻ thêm những góc nhìn mới từ phía Singapore để Đoàn nghiên cứu, khảo sát học hỏi, tham khảo. Cụ thể, khi hoạch định và triển khai chính sách, thay vì nhìn vào những cơ hội và điểm mạnh thì các nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào xác định những thách thức, điểm yếu để tìm giải pháp vượt qua trước; hay, vấn đề lớn nhất đối với nhà hoạch định chính sách là không thể có giải pháp tuyệt hảo, phù hợp mọi thứ, hài hòa với tất cả các bên.

Cũng trong ngày thứ hai của chuyến nghiên cứu, khảo sát, Đoàn được nghe bài thuyết trình về Chính phủ hoạt động hiệu quả cao của bà Oong Toon Hui, Phó Giám đốc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Viện trưởng Viện Quản trị và Lãnh đạo và bài xây dựng Bộ máy Công quyền ưu tú của PGS,TS Vũ Minh Khương. Trong bài trình bày của mình, bà Toon Hui đã mô tả cách thức chính quyền Singapore vận hành ở mức hiệu quả cao, phối hợp nhiều chính sách khác nhau giữa các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Bà Toon Hui cũng đã chia sẻ kinh nghiệm để có được Chính phủ hoạt động hiệu quả cao ở Singapore  bao gồm: (i) thu hút tỷ lệ nhân tài hợp lý; (ii) có mức lương và đánh giá cán bộ trên hiệu quả công việc và tiềm năng lãnh đạo; (iii) quy trình tuyển dụng, phát triển thông qua việc luân chuyển vị trí, nhiệm vụ hợp lý; và (iv) kết hợp giữa phát triển lãnh đạo tại chỗ và tuyển dụng, luân chuyển lãnh đạo từ bên ngoài. Trong bài thuyết trình của mình, PGS,TS Vũ Minh Khương đã cho thấy việc xây dựng bộ máy công quyền ưu tú phải được xuất phát từ mô hình quản trị quốc gia. Trên cơ sở mô hình quản trị quốc gia đã được xác lập, có yếu tố của bộ máy công quyền ưu tú sẽ bao gồm: (i) cải cách thể chế; (ii) nâng cao năng lực tổ chức; và (iii) gia tăng chất lượng nguồn nhân lực. Đồng thời, chính phủ cần phải sử dụng sức mạnh vô hình của kinh tế thị trường để điều chỉnh hành vi và nâng cao hiệu năng của Chính phủ.

Bà Oong Toon Hui, Phó Giám đốc Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Viện trưởng Viện Quản trị và Lãnh đạo chia sẻ với Đoàn về nền Công vụ ưu tú

Trong ngày tiếp theo, Đoàn nghiên cứu, khảo sát nghe bài trình bày của ông Fong Chun Wah, cựu cố vấn cao cấp, Ban Phát triển nhà ở (HDB) về nhà ở công Singapore: sống tốt, sống xanh, kết nối chặt chẽ và bài thuyết trình về Chiến lược phát triển kinh tế của Singapore của PGS Terence Ho. Trong bài thuyết trình của mình về nhà ở xã hội, ông Fong Chun Wah đã chia sẻ sự cần thiết phải triển khai chương trình nhà ở xã hội ở Singapore  và sứ mệnh của Cơ quan phát triển nhà ở (HDB). Theo đó, với giá cả phù hợp với thu nhập của phần lớn người lao động và cơ chế tài chính linh hoạt, có thể sử dụng khoản tiết kiệm an sinh xã hội của người lao động, chương trình nhà ở xã hội của Singapore đã đạt được nhiều thành công và đáp ứng được nhu cầu nhà ở xã hội của người lao động. Giá cả và cơ chế tài chính hỗ trợ hợp lý đã gia tăng khả năng tiếp cận chương trình nhà ở xã hội của người lao động. Đồng thời, trong công tác quy hoạch đô thị thì cần chú trọng đến việc quy hoạch toàn diện với các phân khu và chức năng khác nhau để có thể phát triển cộng đồng dân cư thịnh vượng.

Trong bài thuyết trình của PGS Terence Ho, Đoàn nghiên cứu, khảo sát đã được chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế của Singapore. Theo đó, để có được những thành tựu kinh tế như ngày hôm nay, Singapore  đã trải qua 5 giai đoạn phát triển, và ở mỗi một giai đoạn phát triển thì quốc gia này có sự lựa chọn về ngành, lĩnh vực mũi nhọn khác nhau. Cụ thể: (i) giai đoạn 1965 – 1978: công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu với ngành, lĩnh vực mũi nhọn những năm 60 là sắt, thép, hàng hóa sản xuất đơn giải và những năm 70 là điện tử, kỹ thuật/cơ khí chính xác; (ii) giai đoạn 1979 – 1985: tái cơ cấu công nghiệp với ngành mũi nhọn những năm 80 là hóa dầu; (iii) 1986 – 1999: đa dạng hóa và khu vực hóa với ngành mũi nhọn những năm 90 là logistics, công nghệ thông tin, tài chính và dịch vụ chuyên môn; (iv) 2000 – 2010: kinh tế tri thức và thành phố toàn cầu với ngành, lĩnh vực mũi nhọn là dược phẩm, sinh học, công nghệ y tế; (v) 2011 – hiện tại: quốc gia thông minh, bền vững với ngành, lĩnh vực mũi nhọn là các ngành công nghệ gần gũi với môi trường và công nghệ số.

Khi làm việc với ông Herman Loh, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng bộ phận khu vực Đông Nam Á và Châu Đại dương, Ủy ban Phát triển kinh tế (EDB) về sự chuyển đổi kinh tế của Singapore, Đoàn nghiên cứu, khảo sát đã nghe trình bày khái quát về tiến trình phát triển của đất nước này và đóng góp của EDB. Ông Herman Loh cho rằng, Singapore  đã và đang duy trì, phát triển hơn nữa một thành phố kinh doanh toàn cầu với nhiều ngành, lĩnh vực có khả năng kết nối với thế giới như: chuỗi cung ứng, hàng không vũ trụ, chăm sóc sức khỏe, năng lượng và hóa chất,…Singapore luôn nỗ lực để có được thứ hạng cao ở châu Á về tài năng, đổi mới, bền vững và sức cạnh tranh. Không những vậy, Singapore  luôn tăng cường khả năng tiếp cận cơ hội tăng trưởng mới từ việc kết nối với các trung tâm phát triển kinh tế hàng đầu. Thông qua việc kết nối giữa các doanh nghiệp của Singapore  với các doanh nghiệp khác trên thế giới và khu vực, đất nước này sẽ phát triển hệ sinh thái sản xuất tầm cỡ quốc tế. Cùng với sự phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các công nghệ kỹ thuật số phát triển hơn nữa thì Singapore sẽ tăng cường kết nối hơn nữa để có thể phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đầy đủ, toàn diện để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo. Hơn nữa, Singapore  cũng kết hợp giữa chuyển đổi số với chuyển đổi xanh để thực hiện chuyển đổi kép nền kinh tế này theo hướng tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững.

Đoàn nghiên cứu, khảo sát đối thoại với ông Fong Chun Wah về kinh nghiệm thực hiện chính sách nhà ở xã hội ở Singapore  và bài học cho Việt Nam

Trong những ngày tiếp theo, Đoàn nghiên cứu, khảo sát đi tham quan, thực tế và làm việc tại Gardens by the Bay và Tập đoàn Logistis YCH. Tại Gardens by the Bay, Đoàn đã được giới thiệu một trong những sáng kiến của Singapore  trong thu hút khách du lịch. Trên nền tảng ý tưởng phát triển một điểm đến du lịch hấp dẫn du khách, chính quyền Singapore  đã đầu tư xây dựng một khu bảo tổn thiên nhiên nhân tạo, nơi tập trung nhiều loài cây, hoa có lựa chọn. Theo thông tin cán bộ của Gardens by the Bay, ngày nhiều nhất có thể thu hút đến hơn ba vạn lượt khách. Địa điểm này là một bài học kinh nghiệm rất tốt cho thành viên của Đoàn khi phát triển kinh tế di sản ở địa phương.

Tại Tập đoàn Logistics YCH, Đoàn nghiên cứu, khảo sát đã có buổi làm việc cởi mở, nhiều thông tin với ông Robert Ian, Chủ tịch Tập đoàn. Trong quá trình làm việc, thành viên đã trao đổi và đặt ra nhiều câu hỏi với Chủ tịch Tập đoàn để có thêm những kiến thức, thông tin mới về ngành, lĩnh vực logistics ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên toàn cầu nói chung. Kết quả của buổi trao đổi là rất tích cực.

Đoàn nghiên cứu, khảo sát thăm quan và làm việc với Tập đoàn YCH tại trụ sở của Tập đoàn

Ngày cuối cùng của chương trình nghiên cứu, khảo sát, Đoàn nghe bài thuyết trình về chuyển đổi số tại Singapore của PGS Yaacob bin Ibrahim, Trường Chính sách công Lý Quang Diệu và 02 buổi trao đổi với ông Goh Chok Tong, nguyên Thủ tướng, Bộ trưởng danh dự, Chủ tịch Hội đồng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu và Ngài Chan Chun Sing, Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Singapore.

Chuyển đổi số tại Singapore được kỳ vọng sẽ chuyển hóa đất nước này thành quốc gia thông minh. Theo Singapore, quốc gia thông minh là quốc gia có chính phủ sử dụng các công nghệ tiên tiến để đáp ứng hiệu quả nhu cầu của người dân, cải thiện triển vọng xã hội và kinh tế của họ. Singapore  đã trải qua 06 giai đoạn để hiện thực hóa tầm nhìn này: (i) máy tính lớn vào năm 1963; (ii) chương trình thúc đẩy tin học hóa năm 1981; (iii) Mạng băng thông rộng toàn quốc năm 1997; (iv) các ứng dụng tiếp cận các dịch vụ của chính phủ vào năm 2003; (v) triển khai Kế hoạch tổng thể eGov2015 vào năm 2011; và (vi) ra mắt Văn phòng Chương trình quốc gia thông minh vào năm 2014. Để có thể xây dựng thành công quốc gia thông minh, Singapore cho rằng phải thực hiện được 03 nhiệm vụ trọng tâm là: (i) đào tạo nhân tài; (ii) thúc đẩy đổi mới thông qua áp dụng công nghệ; (iii) thúc đẩy đổi mới thông qua chia sẻ dữ liệu. Người dân phải được đào tạo, tuyên truyền và hướng dẫn về bảo đảm sự hiện diện trực tuyến với ba trụ cột là chương trình chăm sóc sức khỏe, điều luận cho không gian mạng an toàn hơn và nỗ lực an ninh mạng. Để đạt đến trạng thái quốc gia thông minh thì Singapore  sẽ còn phải thực hiện nhiều công việc hơn nữa, trong điều kiện đã đạt được một số kết quả ban đầu.

Trong buổi trao đổi, thảo luận với Bộ trưởng danh dự cấp cao, Ông Goh Chok Tong về những kinh nghiệm, cách thức chính quyền Singapore  vận hành, điều hành sự phát triển của đất nước này. Theo ông, người đứng đầu Chính phủ Singapore phải luôn đau đáu việc đem lại nhiều lợi ích cho người dân. Để có thể làm được điều đó thì phải có những người tài năng để cùng gánh vác trách nhiệm. Đồng thời, khi người đứng đầu không còn đủ sức lực để dẫn dắt đất nước thì cần phải tìm người kế cận mình với những phẩm chất tốt, có uy tín đối với người dân và có đủ dũng khí để dẫn dắt quá trình chuyển đổi có tính chính trị của đất nước. Bên cạnh đó, các thành viên đoàn đã đặt ra nhiều câu hỏi và trao đổi với Ông Goh Chok Tong về nhiều vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế, quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cũng như những vấn đề gợi mở trong việc hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội, an sinh xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước Singapore. Trong đó, đặc biệt là ông Goh Chok Tong đã chia sẻ nhiều nội dung và phương pháp có thể áp dụng để học tập trong đổi mới thể chế, cũng như tránh được được những xung đột trong môi trường quốc tế như sử dụng các diễn đàn song phương, đa phương để thiết lập những quy định, đồng thuận quốc tế.

Đoàn nghiên cứu, khảo sát đối thoại với ông Goh Chok Tong, Bộ trưởng danh dự của Singapore  về kinh nghiệm thực hiện các chính sách có tính chiến lược của Singapore  và bài học cho Việt Nam

Trong buổi trao đổi với ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore đã chia sẻ những chính sách đang sử dụng đối với hệ thống giáo dục của quốc gia để Singapore có thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đối với sự quan tâm của thành viên Đoàn về việc học sinh sử dụng mạng xã hội, ông Chan Chun Sing đã chia sẻ quan điểm cá nhân của mình đối với những tác hại, cũng như những lợi ích từ mạng xã hội.

Đồng thời, việc hạn chế học sinh sử dụng mạng xã hội cần phải có sự phối hợp giữa các bên có liên quan để thực hiện triệt để mà không để lại những hệ lụy đáng tiếc. Đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, ông Sing cho rằng cần phải có những cách hiểu một cách thống nhất và rõ ràng về chất lượng học tập và những kỹ năng mà học sinh sẽ đóng góp cho xã hội. Mặt khác, nhà trường, giáo viên và gia đình cần phải giúp học sinh vượt qua được những sức ép về kết quả học tập, tách việc đánh giá chất lượng học tập với những thành tố cấu thành của sự thành công và phát triển toàn diện của học sinh.

Đoàn nghiên cứu, khảo sát chụp ảnh lưu niệm cùng với ông Goh Chok Tong, Bộ trưởng danh dự của Singapore 

Đoàn nghiên cứu, khảo sát trao đổi về chính sách giáo dục hiện nay của Singapore  với ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Singapore 

Ngày 03/12/2024, Chương trình nghiên cứu, khảo sát của Đoàn cán bộ lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV tại Singapore  (từ 26/11/2024 – 03/12/2024) đã kết thúc chuyến làm việc tốt đẹp. Những kết quả đạt được, kinh nghiệm có giá trị từ Singapore  từ chuyến nghiên cứu, khảo sát có ý nghĩa rất thiết thực, hữu ích đối với việc nâng cao tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm về lãnh đạo, quản lý, quản trị quốc gia, hoạch định và thực thi chính sách công, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương và quốc gia nhanh, bền vững, thực thi chuyển đổi xanh và chuyển đổi số trong hệ thống hành chính, thu hút và trọng dụng nhân tài trong việc thực hiện nền công vụ ưu tú,…Đồng thời, chuyến nghiên cứu, khảo sát của Đoàn cũng góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia, giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với các đối tác, cơ sở nghiên cứu, đào tạo tại Singapore  trong thời gian tới.

 

Đoàn nghiên cứu, khảo sát

Alternate Text

Bình luận

Nghiên cứu sinh Lê Văn Điện tóm tắt những kết luận mới của luận án

17:22 07/01/2025

Nội dung đính kèm

Thông báo tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Nga

12:42 07/01/2025

Thông báo

Trao Bằng công nhận Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng đạt chuẩn mức 1

09:30 07/01/2025

Chiều 6-1, Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố quyết định công nhận Trường Chính trị thành phố đạt chuẩn mức 1. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và trao bằng công nhận.

Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

06:02 07/01/2025

Chiều ngày 06/1/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 trong toàn hệ thống Học viện. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện dự và chủ trì Hội nghị.

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên hợp quốc về công nghệ thăm và làm việc tại Học viện

19:12 06/01/2025

Sáng ngày 6/01/2025, tại Hà Nội, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên hợp quốc về công nghệ.

Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

07/01/2025 06:02

Chiều ngày 06/1/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 trong toàn hệ thống Học viện. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện dự và chủ trì Hội nghị.

Khai giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

03/01/2025 16:07

Sáng ngày 03/01/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dành cho cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. PGS,TS Hoàng Anh, Vụ trưởng Vụ Tổ chức – Cán bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì buổi Lễ.

Khai giảng Lớp cao cấp lý luận chính trị K75.B19, K75.B20 các cơ quan Trung ương, hệ không tập trung khoá học 2024-2026

30/12/2024 20:35

Chiều ngày 30/12/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng Lớp cao cấp lý luận chính trị K75.B19, K75.B20 các cơ quan Trung ương, hệ không tập trung khoá học 2024-2026. TS Đậu Tuấn Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và phát biểu khai giảng tại buổi Lễ.

Kế hoạch số 2558 -KH/HVCTQG về việc tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2023

17/04/2024 09:33

.

Hội thảo "Bối cảnh, tình hình, dự báo các nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra; quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045"

31/12/2024 17:24

Sáng ngày 31/12/2024, tại Hà Nội, Viện Nhà nước và Pháp luật (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) phối hợp với Ban Chủ nhiệm đề tài KX02.25/21-25 tổ chức Hội thảo khoa học “Bối cảnh, tình hình, dự báo các nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra; quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045".

Công bố Quyết định bổ nhiệm lại Phó Chánh Văn phòng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

23/12/2024 22:09

Sáng ngày 23/12/2024, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Công bố Quyết định bổ nhiệm lại Phó Chánh Văn phòng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đối với TS Phan Tiến Ngọc, Phó Chánh Văn phòng Học viện. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện dự và chủ trì buổi Lễ.

Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

27/12/2024 15:52

Sáng ngày 27/12/2024, Công đoàn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ Trung tâm Học viện đến các Học viện khu vực trực thuộc. PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện dự và chủ trì Hội nghị.

Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức thông báo nhanh kết quả Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII

27/09/2024 14:19

Sáng 27/9, tại Hà Nội, Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và thông tin những nội dung căn bản.

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên hợp quốc về công nghệ thăm và làm việc tại Học viện

06/01/2025 19:12

Sáng ngày 6/01/2025, tại Hà Nội, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tiếp ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Đặc phái viên Tổng Thư ký Liên hợp quốc về công nghệ.

Hội thảo khoa học quốc gia “Vấn đề bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”

13/12/2024 16:10

Chiều 12/12/2024, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Học viện Chính trị Công an nhân dân tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Vấn đề bảo đảm an ninh tư tưởng ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay”.

Hội thảo khoa học “Thực hiện hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi, trung du phía Bắc”

31/12/2024 09:56

Chiều ngày 16/12, Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Học viện Chính trị khu vực I tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thực hiện hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi, trung du phía Bắc”. PGS,TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; PGS,TS Nguyễn Vĩnh Thanh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I đồng chủ trì Hội thảo.

Tiếp bước truyền thống 65 năm, Học viện Hành chính Quốc gia tiếp tục đồng sức, đồng lòng xây dựng và phát triển Học viện trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

27/12/2024 00:00

Chiều ngày 27/12/2024, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.