xem cỡ chữ
T
Chủ thuyết của Người là giải phóng phụ nữ, lấy giải phóng phụ nữ như tiêu chí, thước đo để đánh giá giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc Việt Nam. Giải phóng phụ nữ còn là thước đo đánh giá bản chất của chế độ mới, của thể chế chính trị mà nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam xây dựng. Do vậy, chủ đích của Người xuất phát từ chủ thuyết nêu trên là gắn xây dựng chủ nghĩa xã hội với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, hay diễn đạt một cách khác, phụ nữ là một trong những chủ thể chính, chủ thể quyết định đến việc thành bại trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Người khẳng định: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”(1).
Người cũng rất coi trọng vai trò của phụ nữ ta trong quá trình giải phóng dân tộc. Người cho rằng “Trong cuộc kháng chiến to lớn của dân tộc ta, phụ nữ ta đang gánh một phần quan trọng”(2); “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”(3). Sự hưng thịnh của dân tộc ta, của đất nước ta có sự đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam mà Người đã dùng những lời khen ngợi vô cùng sâu sắc: “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.
Trong Di chúc, Người biểu dương tinh thần chiến đấu, hy sinh và căn dặn toàn dân phải quan tâm, chăm sóc phụ nữ: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”.
Người rất quan tâm đến vấn đề bình đẳng nam nữ và Người thể hiện bằng những lời lẽ thật giản dị, dễ hiểu. Người nói: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc dễ chỉ: Hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát thế là bình đẳng, bình quyền. Lầm to! Đó là một cuộc cách mạng to và khó”(4). Đúng như vậy, bình đẳng nam nữ và giải quyết bình đẳng nam nữ không phải là công việc dễ, công việc nhanh chóng mà nó là cả một quá trình, từ thay đổi nhận thức đến hành động thực tiễn, nhất là một đất nước nhiều năm phong kiến như nước ta.
Ngay trong Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta, tinh thần bình đẳng nam nữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được cụ thể hóa thành các quy phạm hiến định tạo cơ sở pháp lý quan trọng mang tính quyết định cho việc thực hiện bình đẳng nam nữ. Về ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946 trong bình đẳng nam nữ, Người nói: “Bản Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới dân tộc Việt Nam đã có đủ mọi quyền tự do. Hiến pháp đó tuyên bố với thế giới phụ nữ Việt Nam đã đứng ngang hàng với đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”(5). Luận điểm trên đây thể hiện những giá trị rất cốt lõi nằm trong tư tưởng của Hồ Chí Minh về phụ nữ nói chung và bình đẳng nam nữ nói riêng. Hiến pháp là đạo luật có giá trị pháp lý cao nhất của một quốc gia dân tộc và cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng thể chế chính trị, giải quyết bình đẳng nam nữ. Thể chế hóa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ và công tác phụ nữ, Điều 9 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phương diện”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến xây dựng thể chế để phụ nữ có thể tham gia chính trị và các công việc quản lý nhà nước và xã hội một cách có hiệu quả. Điều thứ 18 Hiến pháp Việt Nam năm 1946 quy định: Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Diễn văn của Người tại Hội nghị Phụ nữ lao động tiên tiến và Chiến sỹ thi đua toàn thành phố Hà Nội lần thứ hai” năm 1960, sau khi biểu dương những tiến bộ và những đóng góp của phụ nữ cho Cách mạng, Người viết: “Hiện nay trong các ngành, số phụ nữ tham gia còn ít. Đảng và Chính phủ rất hoan nghênh, sẵn sàng cất nhắc và giao cho phụ nữ những chức trách quan trọng”(6). Người yêu cầu hệ thống chính trị và tổ chức bộ máy phải tạo điều kiện cho phụ nữ được tham gia chính trị và tham gia công tác đoàn thể xã hội.
Người cũng căn dặn phụ nữ: “Muốn vậy, bản thân phụ nữ phải:
- Gắng học tập chính trị, học tập văn hóa, kỹ thuật.
- Nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ xã hội chủ nghĩa.
- Hăng hái thi đua thực hiện “cần kiệm xây dựng Tổ quốc, cần kiệm xây dựng gia đình”.
- Đoàn kết chặt chẽ, ra sức tham gia sự nghiệp “xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà và giữ gìn hòa bình thế giới”(7). Người luôn đặt hy vọng “chị em phụ nữ cố gắng học tập, tiến bộ nhiều, tiến bộ mãi để xứng đáng làm chủ nước nhà” (8).
Vận dụng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ nói riêng suốt tiến trình đổi mới đất nước 35 năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng công tác phụ nữ, luôn lấy mực tiêu giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ và tạo thể chế để phụ nữ tham gia vào các hoạt động chính trị và công việc quản lý nhà nước và quản lý xã hội.
Giải phóng phụ nữ, bình đẳng nam nữ không phải bằng những phong trào mà đã trở thành chính sách, pháp luật và bằng những con số rất thuyết phục từ thực tiễn 35 năm đổi mới vừa qua. Tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ngày một gia tăng, khóa sau tăng hơn khóa trước. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy các cấp và đặc biệt là tỷ lệ nữ tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương ngày càng được nâng lên cả về số lượng và chất lượng. Các chủ doanh nghiệp là nữ cũng ngày càng khẳng định được vị thế trong sự phát triển chung của đất nước, hình ảnh của phụ nữ Việt Nam trong các diễn đàn khu vực và thế giới ngày càng được khẳng định.
Chính những đóng góp to lớn của phụ nữ Việt Nam đang góp phần vào khẳng định đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như bây giờ!
TS TỐNG ĐỨC THẢO, Ban Tuyên giáo Công đoàn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Chú thích:
(1), Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, tr 511, tr300.(2),(3), Sđd, tập 7, tr 339-340, tr342. (4), Sđd, tập 7, tr 339-340, tr342. (5), Sđd, tập 4, tr 491.(6),Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ, NXBPN, 1970, tr51.(7), (8), Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, tr 511,tr300.
Theo www.baophunuthudo.vn
Khai mạc Giải thể thao khối học viên chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024)
14:03 21/11/2024
Chiều ngày 20/11/2024, Ban Văn thể học viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Giải thể thao khối học viên chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).
Nghiên cứu sinh Trần Quang Ninh tóm tắt những kết luận mới của luận án
13:58 21/11/2024
Nội dung đính kèm
Tọa đàm "Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao của Việt Nam"
05:35 21/11/2024
Chiều 20/11, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới tổ chức tọa đàm "Nâng cao vị thế thương mại trong một thế giới đang thay đổi – Con đường dẫn đến tương lai thu nhập cao của Việt Nam".
Luận án và tóm tắt luận án của Nghiên cứu sinh Nguyển Viết Hà sau bảo vệ cấp Học viện
15:55 20/11/2024
(Ảnh) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trọng thể kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024)
12:27 20/11/2024
Chiều ngày 19/11/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu tại buổi Lễ.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024)
19:29 19/11/2024
Học viện Chính trị khu vực III tổ chức kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
17:22 19/11/2024
Ngày 19/11, tại thành phố Đà Nẵng, Học viện Chính trị khu vực III (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo.
Công bố quyết định kiện toàn cấp ủy Chi bộ Viện Quan hệ quốc tế, Viện Chính trị học, Vụ Quản lý khoa học
14:33 19/11/2024
Ngày 18/11/2024, Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố quyết định kiện toàn cấp ủy các Chi bộ Viện Quan hệ quốc tế, Viện Chính trị học, Vụ Quản lý khoa học nhiệm kỳ 2020-2025. PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì buổi Lễ
Nghiên cứu sinh Hồ Văn Mừng tóm tắt những kết luận mới của luận án
14:21 19/11/2024
Thông báo tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Nguyễn Mạnh Hùng
Thông báo
Hội thảo khoa học “Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm vững bước dưới cờ Đảng"
09:18 19/11/2024
Chiều 18/11, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam - 80 năm vững bước dưới cờ Đảng (22/12/1944-22/12/2024)”.
Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
08:26 19/11/2024
Hòa trong không khí cả nước chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, sáng 18/11/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024). GS,TS. Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu chúc mừng tại buổi Lễ.
Công bố và trao Quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật
19:09 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm lại chức danh Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cho PGS,TS Trần Quang Hiển, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật và PGS,TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật. GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện dự và chủ trì buổi Lễ.
Đoàn đại biểu Trường Đảng tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc thăm và làm việc tại Học viện
18:52 18/11/2024
Sáng ngày 18/11/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Trường Đảng tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc do đồng chí Lâm Thịnh Căn, Phó Hiệu trưởng làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Học viện. PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì buổi tiếp.
Chuỗi hoạt động thể thao chào mừng kỷ niệm 75 năm Truyền thống Học viện (1949 - 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024)
22:47 16/11/2024
Thực hiện kế hoạch số 90/KH-CĐHV ngày 18/7/2024 của Ban Thường vụ Công đoàn Học viện về việc tổ chức Liên hoan văn nghệ và Giao lưu thể thao chào mừng kỷ niệm 75 năm Truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Công đoàn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã triển khai các hoạt động giao lưu thể thao đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và học viên tại Học viện.
75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác
Hội thảo khoa học quốc tế “Chuyển đổi năng lượng hướng tới công bằng và phát triển bền vững”
Chỉ thị của Ban Bí thư triển khai thi hành Hiến pháp
Việt Nam bàn giao cho Lào tuyển tập tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng lớn
Khai giảng lớp bồi dưỡng bí thư cấp Ủy, cấp Huyện
65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 1)
65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 2)
Thầy Cô Học Viện Cán Bộ TP.HCM nhận bằng khen Của Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM
Năm phát hành
Xem
Thống kê lượt truy cập
Lượt truy cập: 5.125.365
Khách online: 13