Sign In

Tọa đàm khoa học cấp Học viện “Công tác đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân - thực trạng và giải pháp”

11:07 24/03/2025

Chọn cỡ chữ A a    

Chiều ngày 21 tháng 3 năm 2025, tại thành phố Cần Thơ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức Tọa đàm khoa học cấp Học viện “Công tác đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân - thực trạng và giải pháp” .

Chủ trì Tọa đàm gồm các đồng chí: PGS.TS Hoàng Phúc Lâm Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Đề án 587; TS Phan Công Khanh Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV; TS Ngô Ngân Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chánh văn phòng đề án 587.

Tham dự Tọa đàm có đại diện Lãnh đạo Học viện Chính trị khu vực IV; đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, cán bộ Ban Tổ chức cán bộ; viên chức, giảng viên… có các nội dung tham luận.

PGS, TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minhphát biểu khai mạc Tọa đàm

Phát biểu khai mạc và đề dẫn Tọa đàm, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Sinh thời, khi nói về công tác đánh giá cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, việc đánh giá cán bộ phải dựa trên quan điểm toàn diện, tức là yêu cầu phải xem xét đầy đủ các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để có đánh giá đúng. Khi xem xét cần làm rõ bản chất của cán bộ thông qua ba mối quan hệ cơ bản: Quan hệ với chính mình; quan hệ với nhân dân; quan hệ với Đảng và Nhà nước.

Kế thừa quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta cũng xác định đánh giá cán bộ, công chức, viên chức chính xác đã trở thành vấn đề cấp thiết và là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp đổi mới, thể hiện ở các khía cạnh: Thứ nhất, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là công việc hệ trọng và có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là tiền đề để bố trí, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm và thực hiện chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Thứ hai, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phát triển toàn diện về phẩm chất, năng lực và ngăn chặn, đẩy lùi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Thứ ba, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức có mối quan hệ mật thiết với thi đua, khen thưởng và là tiền đề để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Quang cảnh tọa đàm

Học viện là cơ quan có sự đa dạng về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và phân chia thành 03 Khối: Khối giảng dạy, nghiên cứu khoa học; Khối chức năng - tham mưu; và Khối hành chính - phục vụ. Mỗi khối có sự khác biệt về vị trí và tính chất công việc. Với số lượng cán bộ, công chức, viên chức đông, nhiều chức danh nghề nghiệp và đa dạng về chức năng, nhiệm vụ dẫn tới việc đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành công việc tại Học viện gặp không ít khó khăn, một số tiêu chí đánh giá còn chung chung, chưa cụ thể, chưa được lượng hóa, dẫn tới khó đánh giá. Vì vậy, để thực hiện công tác đánh giá, cần phải xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại một cách hợp lý.

Theo Quyết định số 214-QĐ/TW ngày 28/12/2024 của Ban Chấp hành Trung ương về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện có 31 đơn vị trực thuộc (gồm 09 vụ chức năng, 16 đơn vị nghiên cứu giảng dạy, thông tin xuất bản và 06 Học viện trực thuộc). Việc thay đổi về tổ chức, bộ máy, số lượng cán bộ (gần 3.000 cán bộ) dẫn đến việc cần thiết xây dựng quy trình, tiêu chí đánh giá cụ thể, phù hợp với từng tập thể, cá nhân.

Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với tập thể, cá nhân được căn cứ trên cơ sở bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên cũng như dựa vào đặc thù riêng của Học viện. Hàng năm, Học viện đều ban hành các Hướng dẫn về công tác đánh giá, xếp loại. Đặt biệt năm 2022, Học viện đã ban hành Quy định số 997-QĐ/HVCTQG ngày 03/6/2022 về đánh giá, xếp loại đối với tập thể, cá nhân của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã phát sinh một số vấn đề như: một số tiêu chí đánh giá còn chung chung; Các tiêu chí bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,... chưa được định lượng cụ thể; Định mức công việc đối với ngạch nhân viên, cán sự, kỹ thuật viên, lưu trữ viên, nhân viên y tế, kỹ sư,... chưa định lượng thành các sản phẩm cụ thể. Đối với tập thể, việc đánh giá, xếp loại thuộc thẩm quyền của thủ trưởng đơn vị nhưng quy trình chưa được quy định chặt chẽ, chưa khách quan; các tiêu chí đánh giá chưa chi tiết, rõ ràng; việc so sánh chưa cụ thể.

Đối với giảng viên, nghiên cứu viên, chuyên viên, biên tập viên, Học viện đã đưa vào một số tiêu chí để đo lường thành tích. Tuy nhiên, các tiêu chí này mới chỉ phản ánh được số lượng mà chưa có tiêu chí đo lường được chất lượng thực hiện các nhiệm vụ. Điều này dẫn tới cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn giỏi, tâm huyết, trách nhiệm với công việc nhưng cuối năm vẫn chỉ được tính tương đương về mặt số lượng với một số cán bộ, công chức, viên chức làm việc qua loa, "làm cho đủ chỉ tiêu", không thực sự đào sâu, nghiên cứu kỹ trong công việc. Thiếu tiêu chí đánh giá chất lượng dẫn tới người làm tốt chưa được biểu dương, nêu gương để tiếp tục có thêm động lực phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo trong công việc còn người làm việc chất lượng chưa tốt chưa được uốn nắn kịp thời để nâng cao hiệu quả thực hiện công việc.

Bên cạnh đó, quy định thủ trưởng các đơn vị cấp cơ sở chỉ phải đọc bản tự nhận xét, đánh giá tại đơn vị mình quản lý, việc nhận xét, đánh giá là do thủ trưởng cấp trên trực tiếp quyết định cũng chưa thực sự hợp lý. Vì thủ trưởng đơn vị cấp trên tuy là người trực tiếp giao nhiệm vụ, biết được kết quả, quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ của thủ trưởng đơn vị cấp cơ sở nhưng cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị do thủ trưởng đơn vị cấp cơ sở quản lý mới hiểu rõ quá trình thực hiện nhiệm vụ của vị thủ trưởng đó. Do đó, để đánh giá thủ trưởng đơn vị cấp cơ sở chính xác hơn cần phải kết hợp với việc đánh giá 3600 tại tập thể nơi thủ trưởng đơn vị cấp cơ sở quản lý, điều hành,... Vì vậy, việc tổ chức Tọa đàm “Công tác đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân - Thực trạng và giải pháp” hướng đến mục đích: Xây dựng hệ thống các điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân thuộc Học viện nhằm phù hợp với tình hình thực tế và quy định hiện hành; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong cách thức tổ chức thực hiện trên phạm vi toàn Học viện.

Đại biểu Hoàng Văn Khải - Trưởng khoa Triết học, Học viện Chính trị khu vực IV phát biểu tham luận

Tại Tọa đàm, cán bộ, giảng viên đã tập trung trao đổi, thảo luận một số vấn đề trọng tâm là: Phát huy tính tự giác của cán bộ, đảng viên và thủ trưởng đơn vị trong quá trình thực hiện đánh giá, xếp loại; tư tưởng Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ để vận dụng vào công tác cán bộ của Đảng ta hiện nay; thực trạng công tác đánh giá, xếp loại và công tác thi đua, khen thưởng tại Học viện Chính trị khu vực IV từ năm 2017 đến nay; đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo hướng đa chiều và định lượng; các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đánh giá cán bộ trong giai đoạn hiện nay; vấn đề xây dựng và triển khai thực hiện điều kiện, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đối với ngạch giảng viên; đảm bảo công tác đánh giá cán bộ thực chất, hiệu quả gắn với thực thi nhiệm vụ,…

Tổng kết Tọa đàm, TS Phan Công Khanh - Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV tóm lược lại những nội dung thảo luận: Tọa đàm đã góp phần quán triệt sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân; chỉ ra được những vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá, xếp loại đối với tập thể (đơn vị cấp vụ, cấp phòng), cá nhân (cán bộ, công chức, viên chức và người lao động) để từ đó nghiên cứu xây dựng hệ thống các điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân thuộc Học viện nhằm phù hợp với tình hình thực tế và quy định hiện hành; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong cách thức tổ chức thực hiện trên phạm vi toàn Học viện. Đồng thời nêu rõ trên cơ sở các bài tham luận, các ý kiến thảo luận, các đóng góp, đề xuất, kiến nghị của các đại biểu tham dự Tọa đàm sẽ được tiếp thu một cách nghiêm túc, đầy đủ trong quá trình xây dựng các tiêu chí đánh giá, xếp loại tập thể, cá nhân nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngày một chính xác, hiệu quả gắn với bình xét thi đua tại Học viện trong năm 2025 và các năm tiếp theo.

MT dẫn tin từ Học viện Chính trị khu vực IV

Bình luận

Danh sách bình luận

Số lượng ý kiến bài viết: 0

Hội thảo khoa học cấp Bộ “90 năm Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng: Giá trị lý luận và thực tiễn” (1935-2025)

22:22 31/03/2025

Chiều ngày 31/3/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học cấp Bộ “90 năm Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng: Giá trị lý luận và thực tiễn” (1935-2025). GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội thảo.

Vụ Tổ chức cán bộ tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030

22:06 31/03/2025

Chiều ngày 28/03/2025, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội nghị.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030

22:02 31/03/2025

Chiều ngày 31/03/2025 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện dự và chủ trì Hội nghị.

Viện Kinh tế - Xã hội và Môi trường tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030

21:42 31/03/2025

Sáng ngày 31/03/2025, Viện Kinh tế - Xã hội và Môi trường tổ chức tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030, PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Lớp Cao cấp lý luận chính trị K75.A04 nghiên cứu thực tế tại Khánh Hòa

16:40 31/03/2025

Trong các ngày từ 24/3 - 27/3/2025, Lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung K75.A04 - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khóa 2024 - 2025 do TS. Trần Quang Phú - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý đào tạo, bồi dưỡng làm Trưởng đoàn, ThS. Mai Thu Giang - Chủ nhiệm lớp, Phó Trưởng đoàn, cùng 40 học viên đã có chuyến đi nghiên cứu thực tế tại tỉnh Khánh Hòa.

Thống kê lượt truy cập

Lượt truy cập: 708,779

Khách online: 363