Chiều 19/12/2024, Ban Chủ nhiệm Đề tài “Lịch sử Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” tổ chức hội thảo khoa học góp ý bản thảo lần 1 của Đề tài. PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì hội thảo
PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì hội thảo
Dự hội thảo có các đồng chí nguyên lãnh đạo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh qua các thời kỳ; các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu Viện Lịch sử Đảng.
Với 75 năm lịch sử hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí Thư, của Trung ương Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mà tiền thân là Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc đã liên tục có nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp đào tạo cán bộ của Đảng, hệ thống chính trị, đóng góp lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thành tích và cống hiến chung đó tất yếu có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của cấp ủy Đảng trường Nguyễn Ái Quốc trước đây cũng như Đảng ủy Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ngày nay.
Đại biểu dự hội thảo
Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển của Học viện, với lịch sử 75 năm, qua nhiều lần thay đổi tên gọi, cơ cấu tổ chức Đảng của Học viện cũng có nhiều thay đổi, trải qua những giai đoạn phát triển của sự phát triển của các cấp ủy Đảng của các cơ quan trung ương nói chung và của Trường Đảng nói riêng, việc ấn định nhiệm kỳ theo các giai đoạn phát triển ứng với các thời điểm thay đổi quy mô, cơ cấu khác nhau đã làm cho tính liên tục của hồ sơ Đại hội, các thức xác định nhiệm kỳ Đại hội có nhiều thay đổi, thuộc nhiều cơ quan, cấp ủy Đảng khác nhau. Vì vậy, cho đến nay, mặc dù về lịch sử Học viện đã có thời gian hình thành và phát triển 75 năm, song, tính nhất quán, liên tục, căn cứ lịch sử văn bản cụ thể phản ánh nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ Học viện hiện nay có những điểm chưa thật rõ, đòi hỏi phải tìm hiểu, nghiên cứu, xác định chân thực bằng cứ liệu văn bản cụ thể.
Trên cơ sở bản thảo lần 1 “Lịch sử Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh”, tham luận tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung góp ý về phương pháp nghiên cứu, tiếp cận, đảm bảo sự phù hợp với một công trình lịch sử đảng bộ; về tính logic của bố cục, tên các chương, tiết; sự chuẩn hóa sự kiện, nhân vật. Các tham luận cũng góp phần xác định rõ các căn cứ, mốc xác định sự ra đời và phát triển của Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Văn Sáu, nguyên Phó Giám đốc thường trực Học viện, Chủ tịch Hội cựu giáo chức Học viện tham luận tại hội thảo
BBT