Các đồng chí chủ trì hội thảo
Chủ trì Hội thảo có các đồng chí: PGS,TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật; PGS,TS Nguyễn Thị Báo, Chủ nhiệm Đề tài.
Dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Học viện Công an Nhân dân (Bộ Công an); Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Tạp chí Cộng sản, Đại học Thái Nguyên, v.v..
Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, PGS,TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật cho biết, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đó có tư tưởng về quyền con người là nền tảng tư tưởng của Đảng, là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam; được Đảng ta, Nhà nước ta nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo trong công cuộc đổi mới, tạo sức mạnh nội sinh kết hợp với sức mạnh thời đại xây dựng và phát triển đất nước ngày càng thịnh vượng, đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền con người, quyền công dân, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Minh chứng là trong kỳ bảo vệ báo cáo quốc gia về quyền con người theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR, chu kỳ IV) tháng 5/2024, nhiều nước đã hoan nghênh các thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế, phát triển con người, xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm công bằng xã hội, đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức về quyền con người, thúc đẩy quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người dân tộc thiểu số và cộng động LGBT.
Quang cảnh hội thảo
Tuy nhiên, theo PGS,TS Trương Hồ Hải, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có những biến đổi nhanh chóng, khó đoán định, Việt Nam đứng trước nhiều thuận lợi và thách thức trong bảo đảm quyền con người bởi tác động của các xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, xung đột, khủng hoảng di cư, v.v.. , cách mạng sắc màu; mối quan hệ giữa quyền con người và phát triển bền vững, dân chủ, hòa bình trên thế giới, v.v.. Đặt ra yêu cầu cấp thiết về ngoại giao nhân quyền, chủ động đối thoại, đấu tranh để bảo đảm quyền tự quyết dân tộc, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về tôn trọng bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Cùng với đó là những thách thức và yêu cầu nội tại phải giải quyết, như bất bình đẳng, các vấn đề xã hội, môi trường, việc lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền để chống phá ngày càng tinh vi của các thế lực thù địch khi Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Do vậy, việc tổ chức Hội thảo “Bối cảnh, tình hình, dự báo các nhân tố tác động, yêu cầu đặt ra; quan điểm, định hướng giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045" sẽ giúp để xây dựng các luận cứ khoa học, khuyến nghị các giải pháp khả thi nhằm tiếp tục nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, PGS,TS Trương Hồ Hải cho biết.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung phân tích, làm rõ bối cảnh, tình hình, dự báo các nhân tố tác động đến nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, trong đó minh định rõ yếu tố quốc tế và các yếu tố từ nội tại của đất nước.
Trên cơ sở đó, các tham luận xác định rõ các yêu cầu đặt ra cho việc nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người; thảo luận tìm ra các giải pháp tiếp tục nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Các giải pháp được tham luận, trao đổi tập trung vào 3 nội dung chính gồm, nghiên cứu, ứng dụng và hoàn thiện thể chế.
Đại biểu tham luận tại Hội thảo
Đại biểu tham luận tại Hội thảo
Các đại biểu, nhà khoa học chụp ảnh chung tại Hội thảo