Sign In

VIỆN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

16:47 28/07/2019

Chọn cỡ chữ A a    

Địa chỉ liên hệ: Viện Nhà nước và Pháp luật, nhà A1-A3, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 135 Đường Nguyễn Phong Sắc, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Điện thoại Văn phòng: 024.62827366

Viện Nhà nước và Pháp luật 

 

I.Cơ cấu, tổ chức bộ máy, biên chế của Viện

- Ban lãnh đạo Viện gồm 03 đồng chí:

+ PGS,TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng

+ PGS,TS Tào Thị Quyên, Phó Viện trưởng

+ PGS,TS Trần Quang Hiển, Phó Viện trưởng

- Cán bộ, viên chức của Viện gồm: 26 đồng chí

+ Phó Giáo sư: 06

+ Tiến sĩ: 10

+ Thạc sĩ: 08 (03 Nghiên cứu sinh)

+ Cử nhân: 02

II. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Viện

* Vị trí, chức năng

Viện Nhà nước và Pháp luật là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (gọi tắt là Học viện).

Viện Nhà nước và Pháp luật thực hiện các chức năng:

- Đào tạo, bồi dưỡng về nhà nước, pháp luật, khoa học hành chính và quản lý nhà nước trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đối với các hệ, lớp của Học viện CTQGHCM;

- Nghiên cứu khoa học về  nhà nước, pháp luật, khoa học hành chính và quản lý nhà nước phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và góp phần vào việc hoạch định đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

* Nhiệm vụ

1. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

a) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuộc các hệ lớp theo kế hoạch của Giám đốc Học viện.

b) Đào tạo sau đại học:

* Hệ Thạc sĩ: 01 ngành Thạc sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật.

* Hệ Tiến sĩ: 01 ngành Tiến sĩ Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật.

c) Bồi dưỡng kiến thức và phương pháp nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành nhà nước, pháp luật, khoa học hành chính và quản lý nhà nước.

2. Về nghiên cứu khoa học

a) Nghiên cứu khoa học và tổng kết thực tiễn các vấn đề về nhà nước, pháp luật,  khoa học hành chính và quản lý nhà nước nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động, tích cực tham gia vào việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

b) Tham gia xây dựng các dự thảo văn bản pháp luật.

c) Nghiên cứu xây dựng các đề án, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức biên soạn, chỉnh lý các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, tài liệu học tập của các môn học về nhà nước, pháp luật, khoa học hành chính và quản lý nhà nước. 

3. Phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương nghiên cứu các vấn đề thực tiễn về nhà nước, pháp luật, khoa học hành chính và quản lý nhà nước.

4. Tham mưu cho Giám đốc Học viện về chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học về nhà nước, pháp luật, khoa học hành chính và quản lý nhà nước.

5. Hướng dẫn về nội dung và phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu về lĩnh vực nhà nước, pháp luật, khoa học hành chính và quản lý nhà nước cho đội ngũ giảng viên của Học viện, các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các trường bồi dưỡng cán bộ các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

6. Hợp tác với các tổ chức trong nước và nước ngoài trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học về nhà nước, pháp luật, khoa học hành chính và quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật và của Học viện.

7. Quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Viện về mọi mặt; thực hiện chế độ, chính sách, công tác thi đua - khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện theo thẩm quyền; thực hiện phòng và chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong đơn vị theo quy định của pháp luật; quản lý tài chính và tài sản theo phân cấp của Giám đốc Học viện.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Học viện giao.

III. Thành tích, khen thưởng

- Huân chương Lao động Hạng Ba (năm 2018)

- Cờ Thi đua cấp Bộ (năm 2018 và 2019)

- Bằng khen: Là đơn vị điển hình tiên tiến đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020 (năm 2020)

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và nhiều bằng khen, giấy khen khác.

IV. Địa chỉ liên hệ
- Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, số 135 Nguyễn Phong Sắc, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Điện thoại Văn phòng : 04.62827366

- Email: nnplhcma@gmail.com

BBT

Alternate Text

Bình luận

Danh sách bình luận

Số lượng ý kiến bài viết: 0

Bế giảng các lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung khóa học 2024-2025

21:13 05/05/2025

Chiều ngày 05/05/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng các lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung khóa học 2024-2025 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ Trung tâm Học viện đến các Học viện Chính trị khu vực I, II, III, IV. PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện dự và chủ trì Lễ bế giảng.

Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước

14:50 05/05/2025

Ngày 10-4-2025, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước (Chỉ thị).

ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH

13:02 05/05/2025

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Cổng Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Kỷ niệm 207 năm Ngày sinh Các Mác (5/5/1818 - 5/5/2025): Tầm nhìn thiên tài về tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

12:05 05/05/2025

Các Mác là nhà tư tưởng vĩ đại trong lịch sử loài người, tư duy đỉnh cao của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả của học thuyết giá trị thặng dư, người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân thế giới sinh ngày 5/5/1818 và mất ngày 14/3/1883. Dù đã cách xa trên dưới hai thế kỷ, nhưng hệ thống các học thuyết, quan điểm, tầm nhìn của Mác vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Trong số đó, quan điểm về vai trò của khoa học kỹ thuật và tầm nhìn về tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đang đồng hành cùng con người trong thế kỷ 21.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

14:00 30/04/2025

Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi đó “... mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”1. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã để lại cho chúng ta những thành quả quý báu cùng những bài học có giá trị trường tồn, mà một trong những bài học đó là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bài học này rất cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam trong kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thống kê lượt truy cập

Lượt truy cập:

Khách online: