Sign In

Hội thảo khoa học “Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay”

15:19 28/02/2025

Chọn cỡ chữ A a    

Sáng ngày 28/02/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học “Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay”. GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện, Phó Chủ nhiệm Chương trình KX02./21-25 dự và chủ trì hội thảo.

Cùng chủ trì có PGS,TS Nguyễn Thắng Lợi, Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị; TS Đinh Quang Thành, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị. Dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học, các thành viên triển khai chương trình KX.02/21-25.

Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc và đề dẫn hội thảo, GS,TS Lê Văn Lợi khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc -  Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Với đường lối cách mạng gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, Đảng ra đời đã đánh dấu kết thúc sự khủng hoảng về đường lối cách mạng, mở ra tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam với những thắng lợi vĩ đại có ý nghĩa lịch sử. Đó là đường lối phù hợp với xu hướng của thời đại, đáp ứng nhu cầu của lịch sử, là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện lịch sử Việt Nam.

Trong suốt quá trình xây dựng và lãnh đạo cách mạng Việt Nam 95 năm qua, Đảng luôn kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để hoạch định đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại, lãnh đạo dân tộc ta giành được những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử. Những thành tựu to lớn đó đặt nền móng, tiền đề cơ bản để đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. 

Bối cảnh mới đặt ra yêu cầu nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng

GS,TS Lê Văn Lợi cho biết, tại Đại hội XIII, Đảng yêu cầu “Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức” và đặt ra nhiệm vụ: “nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng theo tinh thần “Đảng ta là đạo đức, là văn minh” cho phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc” . 

Thực hiện yêu cầu Đại hội XIII nêu ra, đòi hỏi trước hết là phải nghiên cứu, làm rõ những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức, làm rõ những yếu tố tác động đến công tác này, từ đó xác định phương hướng và hệ giải pháp phù hợp. Đồng thời, trong bối cảnh mới hiện nay, để Đảng đủ năng lực lãnh đạo công cuộc xây dựng, phát triển đất nước đạt được các mục tiêu mà Đại hội XIII (năm 2021) đã đề ra là: Đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; năm 2045 trở thành nước phát triển, định hướng xã hội chủ nghĩa, thu nhập cao, đòi hỏi Đảng ta phải tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Sức có mạnh mới gánh được nặng, đi được xa. Người cách mạng có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang.

GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc, đề dẫn hội thảo

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học tập trung trao đổi, thảo luận làm rõ những thành công và hạn chế, những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra hiện nay, những yêu cầu, đòi hỏi mới đối với hoạt động nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức thời kỳ mới.

Theo các tham luận, trong bối cảnh quốc tế biến động nhanh, phức tạp và khó đoán định, tác động sâu rộng tới các lĩnh vực đời sống xã hội, đặt ra những yêu cầu mới cần có sự nhận thức đúng đắn. Đặc biệt, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuyển đổi số, với sự phổ biến của dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT),.. đưa tới xu hướng chuyển đổi mô hình phù hợp với “phương thức sản xuất số” trên phạm vi toàn cầu. Trong đó nhiều quan điểm đa chiều, giá trị đạo đức mới,... đòi hỏi phải có nhận thức mới phù hợp.

Các tham luận cho rằng, bối cảnh chính trị hiện đại ngày nay càng minh chứng cho giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến” trong quan hệ quốc tế; đó là quan điểm về không ngừng học tập, rèn luyện: nhiệm vụ không ngừng biến động, cán bộ, đảng viên không phấn đấu, rèn luyện sẽ bị lạc hậu, thoái bộ; mỗi người cần “có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ” ; lười học tập, ngại suy nghĩ cũng là suy thoái về đạo đức. Đó là những chỉ dẫn đối với cán bộ, đảng viên trong bối cảnh cách mạng khoa học – công nghệ hiện nay.  

Đại biểu tham luận tại hội thảo

Đại biểu tham luận tại hội thảo

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để xác định quan điểm, phương hướng giải pháp trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức thời gian tới

Trước yêu cầu thực tiễn, những vấn đề mới đang đặt ra hiện nay, theo các tham luận, cần tiếp tục nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó, tiếp tục nghiên cứu làm rõ những giá trị đạo đức vượt trước của Người để bổ sung, làm rõ các giá trị đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới, trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc. 

Đồng thời, cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng về đạo đức. Trong thời gian qua, nhất là từ Đại hội VII đến nay, công tác nghiên cứu tư tưởng, trong đó có tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã đạt nhiều thành tựu to lớn, góp phần bổ sung vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng đạo đức của Đảng. Tuy nhiên, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, những vấn đề thời đại và tình hình nhiệm vụ cách mạng đặt ra, công tác nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cần tiếp tục tăng cường trên cả chiều rộng và chiều sâu, với sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân, trước hết là của các cấp ủy, các cơ quan chuyên môn. 

Tiếp tục đổi mới, tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn Đảng và xã hội, trọng tâm là thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18-5-2021 về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cụ thể hóa việc học tập và làm theo phù hợp với các đối tượng, nhóm đối tượng, bảo đảm hiệu quả, thực chất. Để qua đó, tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người lan tỏa sâu rộng hơn nữa, là nền tảng đạo đức của Đảng và đạo đức xã hội, là lá chắn trước sự tác động phức tạp của tình hình, giữ vững môi trường văn hóa đạo đức trong sạch, lành mạnh.

Đại biểu chụp ảnh chung tại hội thảo

Tin: BT; ảnh: Mạnh Thắng

Bình luận

Danh sách bình luận

Số lượng ý kiến bài viết: 0

Bế giảng các lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung khóa học 2024-2025

21:13 05/05/2025

Chiều ngày 05/05/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng các lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung khóa học 2024-2025 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ Trung tâm Học viện đến các Học viện Chính trị khu vực I, II, III, IV. PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện dự và chủ trì Lễ bế giảng.

Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước

14:50 05/05/2025

Ngày 10-4-2025, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 43-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phòng, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước (Chỉ thị).

ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH

13:02 05/05/2025

Ngày 4/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Cổng Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Kỷ niệm 207 năm Ngày sinh Các Mác (5/5/1818 - 5/5/2025): Tầm nhìn thiên tài về tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

12:05 05/05/2025

Các Mác là nhà tư tưởng vĩ đại trong lịch sử loài người, tư duy đỉnh cao của triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tác giả của học thuyết giá trị thặng dư, người sáng lập chủ nghĩa cộng sản khoa học, lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân thế giới sinh ngày 5/5/1818 và mất ngày 14/3/1883. Dù đã cách xa trên dưới hai thế kỷ, nhưng hệ thống các học thuyết, quan điểm, tầm nhìn của Mác vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay. Trong số đó, quan điểm về vai trò của khoa học kỹ thuật và tầm nhìn về tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đang đồng hành cùng con người trong thế kỷ 21.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Bài học kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

14:00 30/04/2025

Cách đây 50 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Thắng lợi đó “... mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”1. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã để lại cho chúng ta những thành quả quý báu cùng những bài học có giá trị trường tồn, mà một trong những bài học đó là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bài học này rất cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào xây dựng, phát triển đất nước Việt Nam trong kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thống kê lượt truy cập

Lượt truy cập: 1,435,851

Khách online: 241