Sign In

Giới thiệu Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí

14:19 02/06/2025

Chọn cỡ chữ A a    

Căn cứ Quy định 191-QĐ/TW, ngày 29/10/2024 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngày 28/4/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương) đã ban hành Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW hướng dẫn một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí (sau đây viết tắt là Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW).

Để có cơ sở hướng dẫn một số nội dung trọng tâm về công tác phòng, chống lãng phí, Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW đã nêu ra một số khái niệm liên quan đến công tác này, trong đó:

Lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, vốn đầu tư công, tài sản công, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên, năng lượng, các nguồn lực khác của nền kinh tế vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc việc quản lý, sử dụng không hiệu quả, không đạt được mục tiêu đã định hoặc tạo rào cản phát triển kinh tế, xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước.

Vụ án, vụ việc gây lãng phí nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm là vụ án, vụ việc thuộc một trong các trường hợp: Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc thuộc trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; hoặc có liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực; hoặc báo chí, truyền thông đưa tin, phản ánh nhiều, gây bức xúc trong dư luận xã hội; được nhiều đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, cử tri quan tâm, phản ánh; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội kiến nghị xử lý; hoặc các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng tiến hành các hoạt động chống phá.

Trong Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương nêu rõ 07 hành vi gây lãng phí cần tập trung chỉ đạo phòng, chống lãng phí bao gồm:

  1. Hành vi vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, gây lãng phí (gồm 03 nhóm hành vi);
  2. Hành vi gây lãng phí liên quan đến xây dựng, ban hành thể chế về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công (gồm 02 nhóm hành vi);
  3. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước (gồm 05 nhóm hành vi);
  4. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; đầu tư xây dựng, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công (gồm 10 nhóm hành vi);
  5. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng đất đai và các tài nguyên khác (gồm 09 nhóm hành vi);
  6. Hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); vốn nhà nước tại doanh nghiệp (gồm 06 nhóm hành vi);
  7. Các hành vi khác gây lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Đối tượng chỉ đạo công tác phòng, chống lãng phí của Ban Chỉ đạo Trung ương là cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có vốn nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Phạm vi chỉ đạo công tác phòng, chống lãng phí của Ban Chỉ đạo Trung ương là trong phạm vi cả nước, trọng tâm là phòng, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.

Cùng với việc quy định phạm vi, cơ chế phối hợp chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc gây lãng phí, Hướng dẫn số 63-HD/BCĐTW cũng xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cơ quan, đơn vị, địa phương, theo đó:

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lãng phí; tăng cường tự kiểm tra, giám sát, tự phê bình nội bộ; kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Các cơ quan Nhà nước chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc tham mưu sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống lãng phí, về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công để khắc phục những bất cập, sơ hở dễ gây ra lãng phí; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống lãng phí, việc chấp hành các quy định, quy trình, quy chế nội bộ; thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị đảm bảo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện hiệu quả, đúng quy định; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lãng phí; kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm gây lãng phí; xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra hành vi lãng phí ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, lĩnh vực thuộc thẩm quyền được giao quản lý, phụ trách.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm thực hiện giám sát, phản biện xã hội; phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác những hành vi vi phạm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong phòng, chống lãng phí.

Cơ quan báo chí, truyền thông cần phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, đưa tin, đấu tranh với các hành vi vi phạm, biểu hiện lãng phí; cung cấp thông tin, tài liệu về các dấu hiệu lãng phí đến cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí nêu trên (07 hành vi) phải bị xem xét trách nhiệm, xử lý nghiêm minh và bồi thường theo quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có vốn nhà nước. Trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm giữ lại để xử lý nội bộ. Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí do nguyên nhân khách quan (vi phạm trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc do trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật) hoặc đã chủ động phát hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo cấp có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả của vi phạm hoặc thực hiện theo mệnh lệnh, quyết định của cấp trên, mà không biết các quyết định, mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì được xem xét loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước.

Toàn văn Chỉ thị xem tại https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/

 

Ban Thanh tra Học viện tổng hợp, biên soạn.

Alternate Text

Bình luận

Danh sách bình luận

Số lượng ý kiến bài viết: 0

Hội nghị đóng góp ý kiến của ĐBQH trẻ vào Dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng

19:41 22/06/2025

Sáng 22/6, tại Nhà Quốc hội, Nhóm Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trẻ tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến của đại biểu Quốc hội trẻ vào Dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì hội nghị.

Tọa đàm “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong trong thế kỷ XXI: Thách thức và cơ hội đối với Việt Nam”

20:55 21/06/2025

Ngày 21/6, tại Hà Nam, Viện Chính trị và Quan hệ quốc tế thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Friedrich Ebert Stiftung (FES) Việt Nam tổ chức tọa đàm “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong trong thế kỷ XXI: Thách thức và cơ hội đối với Việt Nam”.

Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân, nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân thời kỳ đổi mới”

20:39 21/06/2025

Chiều 21-6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và các cơ quan chức năng tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân, nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân thời kỳ đổi mới”, mã số KX.02.35/21-25.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

16:58 21/06/2025

Sáng 21-6, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/-2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ Kỷ niệm. Trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm:

Toàn văn phát biểu của đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

16:42 21/06/2025

Ngày 20/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của GS,TS Nguyễn Xuân Thắng.

Thống kê lượt truy cập

Lượt truy cập:

Khách online: