xem cỡ chữ
T
Ban đầu, Hội thi chỉ dành cho giảng viên của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhưng sau đó do sức hút của Hội thi và yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế nên đối tượng tham gia được mở rộng đến giảng viên của trường bộ, ngành đang trực tiếp giảng dạy chương trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính.
Đến nay, Hội thi đã trải qua 6 kỳ, thu hút 734 giảng viên tham gia và trở thành hoạt động thường kỳ của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị, trường bộ, ngành.
- Lần đầu tiên, Hội thi được tổ chức vào năm 2005 tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa (khu vực phía Bắc) và Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long (khu vực phía Nam). Tham gia hội thi có 121 giảng viên của 61/64 trường chính trị trong cả nước.
- Lần thứ 2, Hội thi được tổ chức vào năm 2007 tại Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc (khu vực phía Bắc) và Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp (khu vực phía Nam). Có 63/64 trường chính trị với 124 giảng viên tham gia Hội thi.
- Lần thứ 3, Hội thi được tổ chức vào năm 2009 tại Trường Chính trị tỉnh Tuyên Quang (khu vực phía Bắc) và Trường Chính trị tỉnh Tiền Giang (khu vực phía Nam). Có 62/63 trường chính trị và 02 trường bộ, ngành với 120 giảng viên tham gia Hội thi.
- Lần thứ 4, Hội thi được tổ chức vào năm 2011 tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong thành phố Hà Nội (khu vực phía Bắc) và Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai (khu vực phía Nam). Có 61/63 trường chính trị và 01 trường bộ, ngành với 119 giảng viên tham gia Hội thi.
- Lần thứ 5, Hội thi được tổ chức vào năm 2014 tại Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ (khu vực phía Bắc) và Trường Chính trị tỉnh Kiên Giang (khu vực phía Nam). Có 63/63 trường chính trị và 02 trường bộ, ngành với 125 giảng viên tham gia Hội thi.
- Lần thứ 6, Hội thi được tổ chức vào năm 2017 tại Trường Chính trị tỉnh Nghệ An (khu vực phía Bắc) và Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk (khu vực phía Nam). Có 63/63 trường chính trị và 04 trường bộ, ngành với 134 giảng viên tham gia Hội thi.
Hội thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố lần thứ I - 2005 (khu vực phía Nam) tại Trường Chính trị Phạm Hùng tỉnh Vĩnh Long
Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố lần thứ II - 2007 (khu vực phía Bắc) tại Trường Chính trị tỉnh Vĩnh Phúc
Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố lần thứ III - 2009 (khu vực phía Nam) tại Trường Chính trị tỉnh Tiền Giang
Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố lần thứ IV -2011 (khu vực phía Nam) tại Trường Chính trị tỉnh Đồng Nai
Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường bộ, ngành lần thứ V-2014 (khu vực phía Bắc) tại Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ
Hội thi giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trường bộ, ngành lần thứ VI-2017 (khu vực phía Bắc) tại Trường Chính trị tỉnh Nghệ An
Nhìn lại 15 năm với 6 lần Hội thi giảng viên dạy giỏi các trường chính trị tỉnh, thành phố, trường bộ ngành được tổ chức, có thể nhận thấy một số điều sau đây:
Một là, công tác tổ chức Hội thi ngày càng trở nên bài bản, chuyên nghiệp hơn. Tại Hội thi lần thứ 5 (năm 2014), lần đầu tiên Hội thi được tổ chức theo quy chế do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh ban hành. Trên cơ sở quy chế, các ban, hội đồng, tổ giúp việc được thành lập. Những điểm mới này giúp cho việc tổ chức Hội thi khoa học và chặt chẽ hơn, đồng thời thể hiện tính chuyên nghiệp, vị trí, tầm quan trọng của Hội thi.
Hai là, số lượng thí sinh tham gia Hội thi ngày càng tăng và đầy đủ thành phần hơn. Trước Hội thi lần thứ 5, vẫn còn một số trường chính trị không tham gia Hội thi, có trường tham gia không đủ số lượng quy định; đối với trường bộ, ngành, chỉ có 1-2 trường tham gia. Nhưng từ Hội thi lần thứ 5, 100% trường chính trị tham gia, số trường bộ ngành tham gia đã tăng lên 2-3 lần.
Ba là, hình thức thi và nội dung thi ngày càng đa dạng và mở rộng hơn. Ngoài thi giáo án và thi giảng, từ Hội thi lần thứ 5, người dự thi phải tham gia một bài thi viết nhằm kiểm tra kiến thức chuyên môn và khả năng nhận thức của giảng viên về nội dung giảng dạy. Bên cạnh đó, giảng viên tham gia Hội thi phải có công trình khoa học, các công trình này được quy đổi thành điểm. Đạt điểm công trình khoa học tối thiểu thì mới đủ điều kiện để công nhận danh hiệu giảng viên dạy giỏi. Điều này giúp đánh giá giảng viên dạy giỏi một cách toàn diện hơn. Giảng viên dạy giỏi không chỉ “giảng hay” mà phải “nghiên cứu tốt”, giảng và nghiên cứu phải bổ trợ cho nhau.
Bốn là, các cấp, các ngành ngày càng quan tâm đến Hội thi nhiều hơn. Lúc đầu Hội thi là hoạt động nội bộ về chuyên môn của các trường chính trị tỉnh, thành phố, ít được các cơ quan, ban ngành quan tâm. Dần dần Hội thi nhận được sự quan tâm và vào cuộc của tỉnh ủy, thành ủy và một số cơ quan địa phương mà trường chính trị tỉnh, thành phố đăng cai Hội thi.
Có thể thấy, Hội thi giảng viên dạy giỏi các trường chính trị tỉnh, thành phố, trường bộ, ngành đã đi vào nền nếp, là một hoạt động sôi nổi, tạo không khí gắn kết giữa Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố, trường bộ, ngành. Đây không chỉ là hoạt động phong trào, mà còn là một đợt sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Hội thi đã thực sự thúc đẩy phong trào "dạy tốt, học tốt" ở các trường, nhất là ở các trường chính trị, tạo sự chuyển biến trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Để Hội thi giảng viên dạy giỏi các trường chính trị tỉnh, thành phố, trường bộ ngành trở thành “sân chơi” có hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nên chú ý một số nội dung mang tính giải pháp sau:
Một là, chuẩn bị chu đáo công tác tổ chức Hội thi. Công tác chuẩn bị phải được tiến hành kỹ lương, chu đáo cả từ phía Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường đăng cai Hội thi.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cần có kế hoạch tổ chức Hội thi một cách cụ thể ngay từ đầu năm để các trường có thời gian chuẩn bị, trong đó cần có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, nhất là phải có người "tổng đạo diễn" của Hội thi. Nội dung thi hướng trọng tâm vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên và việc đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tinh chủ động của người học.
Trường đăng cai tổ chức Hội thi chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, có sự tập dượt cụ thể, phân công hợp lý và luôn sát sao với các trường về dự Hội thi để kịp thời hỗ trợ. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương để quan tâm, tạo điều kiện tổ chức thành công Hội thi; có sự phối hợp tốt với các sở, ban, ngành của địa phương để tổ chức Hội thi.
Hai là, thay đổi tư duy chọn lựa giảng viên tham gia Hội thi. Theo quy định, việc chọn giảng viên tham gia Hội thi toàn quốc được tiến hành qua 2 cấp hội thao là cấp khoa và cấp trường. Đây là việc làm cần thiết để chọn giảng viên đủ tiêu chuẩn tham gia Hội thi cấp toàn quốc. Việc thay đổi tư duy chọn lựa giảng viên tham gia Hội thi toàn quốc không có nghĩa là bỏ hội thao 2 cấp, mà cần hướng tiêu chí chọn giảng viên theo mục đích của Hội thi. Các trường nên chọn giảng viên tham dự Hội thi toàn quốc theo hướng "rèn quân" thay vì kiểu "gà nòi" để các giảng viên có cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau.
Ba là, không tạo áp lực cho giảng viên tham gia Hội thi. Cần nhận thức rằng đây là hội - thi nhằm tạo sự giao lưu, học hỏi lẫn nhau của giảng viên, từ đó tạo điều kiện để giiảng viên tự tin, khẳng định năng lực. Muốn vậy trường chính trị, trường bộ, ngành không đặt nặng chuyện thành tích khi tham gia Hội thi, không đặt chỉ tiêu cho giảng viên tham gia phải đạt giải cao nhất. Giám khảo chấm thi nên đánh giá trên cơ sở tham góp, xây dựng để giảng viên tham gia Hội thi học hỏi, rút kinh nghiệm. Cần đổi mới cách đánh giá thi giảng theo hướng truyền cảm hứng và khơi dậy lòng yêu nghề, niềm đam mê với sự nghiệp đào tạo cán bộ của người dự thi.
Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền về Hội thi để các cấp, các ngành và nhân dân hiểu, chung tay qua đó góp phần đẩy manh phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” ở các trường.
Vụ Các trường chính trị
Nghiên cứu sinh Dương Ngọc Anh tóm tắt những kết luận mới của luận án
11:17 04/12/2024
Nội dung đính kèm
Thông báo tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Phạm Vân Anh
11:12 04/12/2024
Thông báo
Thông báo tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Vilakone Tommany
11:10 04/12/2024
Thông báo tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Hồ Hoàng Giang
11:06 04/12/2024
Hội thảo khoa học “Đổi mới công tác giáo dục, tuyên truyền lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”
09:56 04/12/2024
Chiều ngày 03/12/2024, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Đổi mới công tác giáo dục, tuyên truyền lý luận chính trị góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Hội nghị giao ban cấp ủy chi bộ các lớp học viên tại Trung tâm Học viện năm 2024
09:18 04/12/2024
Thực hiện chương trình công tác, sáng ngày 03/12/2024, Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện tổ chức Hội nghị giao ban cấp ủy chi bộ các lớp học viên năm 2024. PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện dự và chủ trì Hội nghị.
Viện Xây dựng Đảng; Viện Triết học; Viện Quyền con người tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
18:37 03/12/2024
Chiều ngày 03/12/2024, tại Hà Nội, Viện Xây dựng Đảng; Viện Triết học; Viện Quyền con người (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Vụ Tổ chức- Cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
17:14 03/12/2024
Ngày 03/12/2024, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Hội thảo khoa học: “Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính sách dân số và gia đình thời kỳ đổi mới, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”
16:01 03/12/2024
Sáng ngày 02/12/2024, tại Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Đề tài KX.02.27/21-25 tổ chức hội thảo khoa học “Phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính sách dân số và gia đình thời kỳ đổi mới, định hướng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”.
Họp Hội đồng thẩm định Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng đạt chuẩn mức 1
14:48 03/12/2024
Sáng ngày 03/12/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp Hội đồng thẩm định Trường Chính trị thành phố Đà Nẵng đạt chuẩn mức 1. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thẩm định cấp Học viện dự và chủ trì.
Họp Hội đồng thẩm định Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn mức 1
14:16 03/12/2024
Sáng ngày 03/12/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp Hội đồng thẩm định Trường Chính trị tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn mức 1. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thẩm định cấp Học viện dự và chủ trì.
Đoàn cán bộ quy hoạch cấp chiến lược nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Singapore
13:48 03/12/2024
Thực hiện quyết định số 4014-QĐ/HVCTQG ngày 20/11/2024 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong các ngày 26/11-03/12/2024 , Đoàn cán bộ quy hoạch cấp chiến lược gồm 17 thành viên do đồng chí Phạm Tất Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương là Trưởng đoàn đã nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Singapore.
Họp, tổng kết Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024
09:32 03/12/2024
Chiều ngày 02/12/2024, Ban Tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024 (Cuộc thi) triển khai họp, tổng kết Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
20:45 02/12/2024
Chiều ngày 02/12/2024, tại Hà Nội, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
20:34 02/12/2024
Chiều ngày 02/12/2024, Thường trực Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trong toàn hệ thống Học viện.
75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác
Hội thảo khoa học quốc tế “Chuyển đổi năng lượng hướng tới công bằng và phát triển bền vững”
Chỉ thị của Ban Bí thư triển khai thi hành Hiến pháp
Việt Nam bàn giao cho Lào tuyển tập tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng lớn
Khai giảng lớp bồi dưỡng bí thư cấp Ủy, cấp Huyện
65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 1)
65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 2)
Thầy Cô Học Viện Cán Bộ TP.HCM nhận bằng khen Của Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM
Năm phát hành
Xem
Thống kê lượt truy cập
Lượt truy cập: 5.125.365
Khách online: 13