xem cỡ chữ
T
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì Hội thảo. Cùng chủ trì có các đồng chí: Nguyễn Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên; Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thư gửi Hội thảo (xem tại: https://hcma.vn).
Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu khai mạc, đề dẫn hội thảo_ảnh: Báo Hưng Yên
Hội thảo có sự tham dự của gần 350 đại biểu là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, lãnh đạo các địa phương, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các đơn vị trong hệ thống chính trị. Hội thảo được tổ chức làm 2 phiên gồm phiên tham luận, phát biểu và phiên thảo luận bàn tròn.
* Lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phát triển
Phát biểu đề dẫn, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cho biết: ngày 2/9/1945, trong bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định những quyền bất khả xâm phạm của con người đó là quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Theo đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, chăm lo cho con người là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội; thể hiện đặc trưng, bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển toàn diện con người, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Các quyền con người cơ bản như quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền về giáo dục, bảo đảm an sinh xã hội, các quyền tự do dân chủ trên lĩnh vực chính trị, tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do báo chí, tiếp cận thông tin đều đạt những tiến bộ rõ rệt...
Đảng và Nhà nước đã từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống quan điểm, chủ trương, đường lối và pháp luật về phát triển con người, tôn trọng, bảo đảm bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Điều này được khẳng định và thể hiện thống nhất xuyên suốt trong những văn kiện quan trọng nhất của Đảng. Tại Đại hội XI, Đảng ta đã đề ra luận điểm lấy “con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”. Đến Đại hội XIII, luận điểm đó đã được Đảng ta tiếp tục nâng tầm thông qua một trong những bài học vô cùng quý báu, đó là: “phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm "dân là gốc"; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.
Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 đã dành hẳn một chương và 36 điều trong tổng số 120 điều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. Trên những nền tảng đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và tổ chức triển khai các chính sách pháp luật cụ thể, đem lại những tác động tích cực, hiệu quả, thiết thực trong thực tiễn đời sống, từng bước hình thành và hiện thực hóa mô hình phát triển rất đặc sắc của Việt Nam, đó là phát triển lấy con người là trung tâm bao trùm và bền vững.
Quang cảnh hội thảo
Tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các đại biểu cần tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực phát triển đất nước; vấn đề tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người đã được nêu trong các nghị quyết của Đảng thời kỳ đổi mới, đặc biệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết 27/NQ-TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới, góp phần xây dựng dự thảo các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; tổng kết 40 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, cung cấp luận cứ khoa học xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật về quyền con người, quyền công dân đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.
Lấy con người làm trung tâm trong quá trình phát triển là yếu tố quyết định sự thành công của các chính sách phát triển xã hội
Với 75 tham luận của các nhà khoa học, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương và nhiều ý kiến trình bày, hội thảo đã đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận về quan điểm, cách tiếp cận lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực phát triển đất nước; khẳng định việc lấy con người làm trung tâm trong quá trình phát triển là yếu tố quyết định sự thành công của các chính sách phát triển xã hội. Quyền con người được xác định là giá trị phổ quát và cao quý, kết tinh những giá trị của nền văn minh nhân loại. Đây không chỉ là mục tiêu của các chế độ chính trị mà còn là nền tảng cho sự tiến bộ của xã hội.
Theo các tham luận, Đảng và Nhà nước ta luôn cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, xem đây là nền tảng phát triển bền vững quốc gia. Điều này được khẳng định, ghi nhận trong Hiến pháp, cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật, các chế định điều chỉnh các lĩnh vực, quan hệ kinh tế, xã hội, trong đó đều nhấn mạnh việc bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân gắn với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; phát triển kinh tế - xã hội như đồng chí Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã khẳng định : Một trong những định hướng lớn của Việt Nam là “Kiên định lập trường, quan điểm và thực hành “dân là gốc”, “nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của đổi mới, phát triển, được sống hạnh phúc trong môi trường an ninh, an toàn, không ai bị bỏ lại phía sau”.
Đồng chí Nguyễn Hữu Nghĩa, Bí Thư Tỉnh uỷ Hưng yên phát biểu tại Hội thảo.
Đặc biệt, các tham luận và ý kiến trình bày đã có những đánh giá khách quan, toàn diện về kết quả đã đạt được trên lĩnh vực phát triển con người; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thể chế hóa quan điểm lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực phát triển đất nước trong đó có minh chứng sinh động nhất là từ thực tiễn công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật, hoàn thiện thể chế về quyền con người; lấy con người là trung tâm trong hoạch định chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo; phát huy giá trị quyền con người trong hoạch định chính sách an ninh con người gắn với xây dựng thế trận lòng dân và bảo vệ an ninh quốc gia; bảo đảm quyền tham gia của người dân và quyền được hưởng thụ thành quả trong hoạch định chính sách quốc phòng, giữ vững ổn định đất nước.
Tại Phiên thảo luận bàn tròn, các diễn giả, nhà khoa học trao đổi, đề cập cụ thể hơn quan điểm, cách tiếp cận lấy con người, quyền con người là trung tâm và cách thức vận dụng cách tiếp cận này vào quá trình hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực cụ thể như bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện quyền khám bệnh, chữa bệnh, tiếp cận dịch vụ y tế; bình đẳng cho mọi người trong xã hội, nhất là những nhóm xã hội dễ bị tổn thương, trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em vùng dân tộc thiểu số; trong thực hiện chính sách về nhà ở, thực hiện quyền có nơi ở, nhà ở tối thiểu, nhất là đối với những đối tượng dân nghèo, công nhân, thanh niên trong điều kiện giá cả vượt quá khả năng thu nhập trung bình của người dân.
Các đại điểu cũng chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế trong việc lấy con người làm trung tâm; rút ra một số bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển của Việt Nam; thảo luận kinh nghiệm tại địa phương qua thực tiễn tỉnh Hưng Yên về những nỗ lực trong thực hiện quan điểm chăm lo cho con người, lấy con người, nhân dân là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực thông qua thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, giảm nghèo, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường…
Từ những nghiên cứu công phu, tâm huyết, trong các tham luận gửi đến Ban Tổ chức Hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò, giá trị của quyền con người trong việc hiện thực hóa quan điểm lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực phát triển đất nước nhằm khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Đại biểu thảo luận bàn tròn tại hội thảo_ảnh: Báo Hưng Yên
Nhiều tham luận cho rằng để hiện thực hóa quan điểm lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực phát triển đất nước, cần phải có cách tiếp cận dựa trên quyền con người; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, coi quyền con người là công cụ, phương thức để đạt được mục tiêu lấy con người là trung tâm; vì mọi chính sách phát triển suy cho cùng phải vì con người, nhưng nếu không chú trọng thực hiện quyền con người, thì khó hiện thực hóa con người là trung tâm. Do đó, vấn đề đặc biệt quan trọng hiện nay phải đặt quyền con người vào vị trí trung tâm trong quá trình hoạch định, thực thi các chính sách phát triển, đề cao các giá trị cốt lõi của quyền con người, đó là bình đẳng, công bằng, không phân biệt đối xử, tự do sáng tạo, tôn trọng phẩm giá.
Nhiều ý kiến tại Hội thảo không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người để đạt mục tiêu lấy con người là trung tâm, mà quyền con người còn là nền tảng, giá trị xuyên suốt để xây dựng ba trụ cột phát triển đất nước, đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, cần có sự thay đổi về tư duy thiết kế chính sách, thực hiện nguyên tắc trọng tâm là lấy con người, quyền con người làm trung tâm và cần có nhân lực để chuẩn bị cho cách làm này; đồng thời áp dụng phương pháp lấy con người làm trung tâm cần được đưa vào các chính sách có ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội, không chỉ là ở cấp độ các chính sách lớn mà còn ở từng chính sách cụ thể tại cộng đồng dân cư, làng, xã, thôn, bản; các thiết kế chính sách lấy con người, quyền con người làm trung tâm cần được triển khai mạnh mẽ để vượt qua những thách thức đối với sự phát triển bền vững của đất nước như vấn đề về môi trường, già hóa dân số, sự hòa nhập xã hội của các nhóm dễ bị tổn thương.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các chủ thể trong xã hội về quyền con người; tiếp tục kiện toàn hệ thống pháp luật trên nguyên tắc phát huy tối đa nhân tố con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của người dân, bảo đảm hệ thống pháp luật quốc gia hài hòa và phù hợp với các chuẩn mực pháp luật quốc tế; tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động các thiết chế trong hệ thống chính trị, thiết chế xã hội nhằm bảo đảm thực hiện quyền con người thực chất và hiệu quả; tăng cường hợp tác với tất cả các quốc gia, các cơ chế và tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc có liên quan đến quyền con người trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tích cực, chủ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và kịp thời đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về quyền con người.
TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phát biểu bế mạc hội thảo
Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nhấn mạnh, sau hơn 03 giờ làm việc nghiêm túc, hiệu quả với 02 phiên thảo luận sôi nổi, Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề "Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước" đã hoàn thành chương trình đề ra và đạt được nhiều kết quả cụ thể.
Chủ đề hội thảo rất có ý nghĩa, thiết thực, nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội. Các bài viết đề cập đến các khía cạnh khác nhau về con người và quyền con người; các chủ trương của Đảng, Nhà nước ta coi con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu và động lực phát triển đất nước, mang đến nhiều góc nhìn lý luận, thực tiễn về vấn đề quan trọng này…
Nội dung của Hội thảo khoa học quốc gia “Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước” là hoạt động thiết thực, gợi mở một số vấn đề lý luận và kết quả tổng kết thực tiễn, đóng góp cho việc xây dựng Dự thảo Văn kiện Đại hội XIV của Đảng; tiếp tục hoàn thiện lý luận về đường lối đổi mới, về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam./.
BBT tổng thuật
Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Duy Trinh - Người cộng sản kiên cường, nhà ngoại giao tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”
16:22 15/07/2025
Nhân kỷ niệm 115 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Duy Trinh (15/7/1910 – 15/7/2025) - nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, người cộng sản kiên trung, mẫu mực, sáng ngày 15/07/2025, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Đồng chí Nguyễn Duy Trinh - Người cộng sản kiên cường, nhà ngoại giao tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam”.
Nghiên cứu sinh Trần Quang Hưng tóm tắt những kết luận mới của luận án
16:15 15/07/2025
Nội dung đính kèm:
Nghiên cứu sinh Đỗ Văn Trung tóm tắt những kết luận mới của luận án
16:07 15/07/2025
Luận án và tóm tắt luận án của Nghiên cứu sinh Đỗ Thị Thuý Hằng sau bảo vệ cấp Học viện
16:06 15/07/2025
Thông báo tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Ngô Thị Xuân Quỳnh
16:04 15/07/2025
Thông báo:
Lãnh đạo Học viện tiếp và làm việc với Đoàn cán bộ Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
13:56 15/07/2025
Ngày 15/7, tại Hà Nội, PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện chủ trì tiếp và làm việc với Đoàn cán bộ Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc do đồng chí Ngụy Nhiên, Giám đốc Sở Ngoại vụ, Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhân dân Đối ngoại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây làm Trưởng đoàn.
Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2025
12:49 14/07/2025
Sáng 14/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương phối hợp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát năm 2025. Đồng chí Nguyễn Duy Ngọc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì hội nghị.
Hội nghị triển khai công tác tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-20
15:04 11/07/2025
Sáng ngày 11/7/2025, tại Hà Nội, Đảng uỷ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai công tác tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030. PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030 dự và chủ trì Hội nghị
Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ - Nhà trí thức yêu nước nhiệt thành, tấm gương tiêu biểu về đại đoàn kết dân tộc”
15:18 10/07/2025
Nhân kỷ niệm lần thứ 115 Ngày sinh đồng chí Nguyễn Hữu Thọ (10/7/1910 - 10/7/2025), sáng ngày 10/7, tại Hà Nội, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ - Nhà trí thức yêu nước nhiệt thành, tấm gương tiêu biểu về đại đoàn kết dân tộc”.
Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
14:03 10/07/2025
Sáng ngày 10/7/2025, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học “Định hướng phát triển văn học, nghệ thuật trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Chủ trì hội thảo có các đồng chí: PGS,TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS,TS Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; PGS,TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam.
Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (lần thứ Năm, năm 2025)
11:19 10/07/2025
Sáng ngày 28/6/2025, tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, Học viện Chính trị khu vực IV phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long, Trường Đại học Cần Thơ và Trường Đại học Đồng Tháp tiến hành tổ chức Tọa đàm “Sinh viên các trường đại học khu vực đồng bằng sông Cửu Long với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (lần thứ Năm, năm 2025).
Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng thời kỳ đổi mới”
11:07 10/07/2025
Ngày 10/7/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng thời kỳ đổi mới”, mã số KX.02.12/21-25. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.
Thông tư số 1/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
15:30 09/07/2025
Nội dung đính kèm
Lộ trình đào tạo cán bộ, công chức cấp xã sau sáp nhập
15:23 09/07/2025
Nhằm bảo đảm hệ thống hành chính không chỉ "tinh" và "gọn" mà còn "mạnh", đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã phải nâng cao trình độ để đáp ứng lượng công việc gia tăng sau khi sắp xếp bộ máy.
Luận án và tóm tắt luận án của Nghiên cứu sinh Vũ Kỳ Long sau bảo vệ cấp Học viện
15:14 09/07/2025
Phim tổng kết các mặt hoạt động của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2024
75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác
Hội thảo khoa học quốc tế “Chuyển đổi năng lượng hướng tới công bằng và phát triển bền vững”
Chỉ thị của Ban Bí thư triển khai thi hành Hiến pháp
Việt Nam bàn giao cho Lào tuyển tập tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng lớn
Khai giảng lớp bồi dưỡng bí thư cấp Ủy, cấp Huyện
65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 1)
65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 2)
Năm phát hành
Xem
Thống kê lượt truy cập
Lượt truy cập:
Khách online: