Sign In

Tọa đàm khoa học “AI trong giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay”

  09:52 29/03/2025
Thực hiện kế hoạch Tháng Thanh niên năm 2025, ngày 28/3/2025, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Đoàn khối Nghiên cứu-Giảng dạy tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “AI trong giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay”.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Giám đốc Vận hành AI Hay báo cáo tại Toạ đàm

Dự Toạ đàm có PGS,TS Nguyễn Đức Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Điện-Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội; đồng chí Đinh Trung Sơn, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; cùng đông đảo các cán bộ, giảng viên, đoàn viên thanh niên trong toàn bộ hệ thống học viện.

Các diễn giả tại tọa đàm là 2 chuyên gia đến từ công ty AI Hay, TS Nguyễn Thọ Chương, Giám đốc Công nghệ và ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Giám đốc Vận hành.

AI Hay là công cụ tìm kiếm và phân tích dữ liệu bằng trí tuệ nhân tạo (AI) được phát triển hoàn toàn bởi đội ngũ kỹ sư người Việt Nam, với mục tiêu tạo ra sản phẩm “AI của người Việt - cho người Việt”. Sau gần 4 năm phát triển, ứng dụng này đã có hơn 15 triệu lượt tải, trong số đó có hơn một nửa là nhóm học sinh, sinh viên.

Các đại biểu tham dự Toạ đàm

Chia sẻ về tiềm năng ứng dụng AI tạo sinh trong nghiên cứu và giảng dạy, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Giám đốc Vận hành AI Hay cho biết, AI tạo sinh có thể hỗ trợ xây dựng bài giảng; tạo nội dung học tập (video âm thanh, văn bản…) và bài tập về nhà, bài kiểm tra; tự động hóa các nhiệm vụ hành chính, phân tích dữ liệu học sinh… Đồng thời, hỗ trợ hiệu quả việc tóm tắt và so sánh các tài liệu; hình thành ý tưởng và xây dựng giả thuyết; phân tích và diễn giải dữ liệu; hỗ trợ viết bài nghiên cứu…

Tuy nhiên, đại diện AI Hay cũng lưu ý một số vấn đề lớn khi sử dụng các công cụ AI tạo sinh nước ngoài, chẳng hạn như tính bảo mật về dữ liệu; thiếu tính bản địa, không thuần Việt, tồn tại rào cản ngôn ngữ; kiến thức mặc định của các mô hình này có thể không phù hợp với Việt Nam; thiếu các bộ lọc nội dung đặc thù với văn hóa hoặc chính sách; không kiểm soát được nguồn tin khi phản hồi kết quả; bất ổn về nền tảng, các quy định có thể thay đổi bất cứ lúc nào…

“Hiện tại, các ứng dụng chúng ta hay sử dụng không cho phép người Việt tự chủ được nền tảng kỹ thuật, dữ liệu, văn hóa, nguồn tin. Ngoài ra, chúng ta không thể sử dụng tốt tiếng Việt trong những mô hình suy luận nâng cao”, ông Nguyễn Hoàng Hiệp cho hay.

Ông lưu ý, cơ chế AI tạo sinh là dự đoán token (chữ) tiếp theo, phù hợp với các công việc như tóm tắt mở rộng và tái tạo kiến thức cũ. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi dùng AI tạo sinh những tác vụ đòi hỏi tính khách quan, cảm xúc và quan sát thực tế. Việc sử dụng AI không thuần Việt trong nghiên cứu và giảng dạy tại Việt Nam có thể có những bất lợi về ngôn ngữ, văn hóa và nội dung…, do vậy cần thúc đẩy xây dựng các mô hình ngôn ngữ lớn riêng từ các mô hình mở để ứng dụng vào thực tế, đặc biệt trong giáo dục.

Các đại biểu tham dự Toạ đàm

Đồng tình với quan điểm này, PGS,TS Nguyễn Đức Minh, Phó Hiệu trưởng Trường Điện-Điện tử, Đại học Bách khoa Hà Nội, cũng cho rằng, việc sử dụng một AI không thuần Việt trong giảng dạy và nghiên cứu là một vấn đề cực kỳ lớn. Theo ông, công nghệ AI tạo sinh đang phát triển với một tốc độ chóng mặt và được ứng dụng ngày càng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, đặt Việt Nam ở trong một nguy cơ lớn về mất chủ quyền trong lĩnh vực văn hóa, xã hội. 

“AI được đào tạo từ dữ liệu của người ta sẽ nói theo giọng điệu của người ta. Đặc biệt, đối với những người công tác trong lĩnh vực lý luận chính trị, câu chuyện nắm giữ “voice of Việt Nam” cực kỳ quan trọng, nếu không làm chủ được thì sẽ mất bản quyền”, PGS,TS Nguyễn Đức Minh lưu ý.

Một vấn đề nữa được PGS,TS Nguyễn Đức Minh đề cập là vấn đề đạo đức khi sử dụng AI trong nghiên cứu, học tập, giảng dạy. Câu hỏi đặt ra là nội dung tạo ra là sản phẩm suy nghĩ của người dùng hay sản phẩm suy nghĩ của AI, việc phân tách này rất quan trọng.

Nói về thách thức khi ứng dụng AI, TS Nguyễn Thọ Chương, Giám đốc Công nghệ AI Hay cho biết, rất khó xác minh được chất lượng và nguồn gốc về nội dung mà AI đưa ra, cũng như tính minh bạch và chọn lọc thông tin phù hợp với định hướng phát triển của quốc gia. Mặt khác, AI thường thu thập và xử lý lượng lớn dữ liệu cá nhân của người dùng, điều này đặt ra thách thức lớn về bảo mật và quyền riêng tư.

Để giải quyết những vấn đề trên, ứng dụng AI Hay được phát triển với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên bằng tiếng Việt chính xác, tích hợp dữ liệu thời gian thực từ nguồn chính xác và cung cấp các công cụ hỗ trợ học tập đa dạng.

Điểm nhấn của AI Hay là có bộ sắp xếp các nguồn thông tin xác thực, phù hợp với văn hóa của Việt Nam, có thể xuất ra những câu trả lời có độ tin cậy cao. Để giải quyết vấn đề "ảo giác AI" (AI tự nghĩ ra thông tin mới, thông tin không có thực), AI Hay có những bộ lọc làm cho thông tin sạch, tin cậy. 

“Thông tin này đến từ nguồn nhất quán nào, các nguồn có đối chọi nhau hay không, câu trả lời này có phù hợp với ngữ cảnh hay không? Đây là những tầng logic AI Hay đưa ra để mong muốn khi có một câu trả lời thì câu trả lời phải đến từ nguồn xác thực, phải được trích dẫn từ những nguồn đấy”, TS Nguyễn Thọ Chương nói.

Trao đổi về ứng dụng AI Hay vào giảng dạy và học tập, TS Nguyễn Thọ Chương cho biết AI Hay giúp quá trình chuẩn bị bài, chuẩn bị thông tin dễ dàng hơn, trực quan hơn với người học, hệ thống hóa kiến thức của mình dưới dạng mindmap (sơ đồ tư duy); đưa ra tóm tắt về bài học, tương ứng mỗi thông tin đưa ra đều có nguồn tin cụ thể kèm theo; thiết kế bài giảng theo yêu cầu…

Đồng ý việc AI có thể giúp đề xuất ý tưởng, tuy nhiên có ý kiến đại biểu cho rằng, trong nghiên cứu khoa học, điều quan trọng không chỉ là ý tưởng mà còn là tính mới. AI chưa chắc đem lại tính mới trong nghiên cứu khoa học, chính người dùng từ ý tưởng đó phải phát triển thành tính mới thì mới tạo giá trị cho đề tài. 

Các đại biểu nhấn mạnh việc phải làm chủ AI, chỉ nên coi AI là công cụ hỗ trợ chứ không nên lệ thuộc hoàn toàn vào nó. Đặc biệt, trong giảng dạy lý luận chính trị, khi dùng AI cần thận trọng, nếu lệ thuộc vào AI và cho ra kết quả không xác thực được thì rất nguy hiểm trong vấn đề phát ngôn. 

Tại Tọa đàm, các chuyên gia, diễn giả và đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận về việc ứng dụng AI trong soạn bài, tìm tài liệu, thiết kế bài giảng, truyền tải nội dung giảng dạy cho người học như thế nào; những ứng dụng AI nào có thể phục vụ việc lên ý tưởng, đề cương, rà soát sự trùng lặp của một nhiệm vụ khoa học; vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm tạo ra từ AI; cách thức đặt truy vấn như nào để thông tin đưa ra sát với nội dung mà người dùng muốn tìm kiếm nhất…

Theo Báo Nhân dân

Alternate Text

Hội thảo khoa học cấp Bộ “90 năm Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng: Giá trị lý luận và thực tiễn” (1935-2025)

  22:22 31/03/2025

Chiều ngày 31/3/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học cấp Bộ “90 năm Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng: Giá trị lý luận và thực tiễn” (1935-2025). GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội thảo.

Vụ Tổ chức cán bộ tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030

  22:06 31/03/2025

Chiều ngày 28/03/2025, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội nghị.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030

  22:02 31/03/2025

Chiều ngày 31/03/2025 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện dự và chủ trì Hội nghị.

Viện Kinh tế - Xã hội và Môi trường tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030

  21:42 31/03/2025

Sáng ngày 31/03/2025, Viện Kinh tế - Xã hội và Môi trường tổ chức tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030, PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Lớp Cao cấp lý luận chính trị K75.A04 nghiên cứu thực tế tại Khánh Hòa

  16:40 31/03/2025

Trong các ngày từ 24/3 - 27/3/2025, Lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung K75.A04 - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khóa 2024 - 2025 do TS. Trần Quang Phú - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý đào tạo, bồi dưỡng làm Trưởng đoàn, ThS. Mai Thu Giang - Chủ nhiệm lớp, Phó Trưởng đoàn, cùng 40 học viên đã có chuyến đi nghiên cứu thực tế tại tỉnh Khánh Hòa.

Mục lục Tạp chí Lý luận chính trị số 565 (3/2025)

  16:36 31/03/2025

Số 565 (3/2025)

Khai giảng Lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, năm 2025 (Lớp thứ hai)

  16:34 31/03/2025

Chiều ngày 31/03/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức khai giảng Lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, năm 2025 (Lớp thứ hai) dành cho học viên là đoàn viên, thanh niên các cơ sở đoàn của Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện dự và chủ trì buổi lễ.

Thông báo tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Lê Thị Thanh Hoa

  11:48 31/03/2025

Thông báo

Thông báo tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Trịnh Thị Kim Thoa

  11:47 31/03/2025

Thông báo

Nghị quyết số 43-NQ/ĐU của Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về thúc đẩy chuyển đổi số tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

  10:03 29/03/2025

Toàn văn Nghị quyết

Tọa đàm khoa học “AI trong giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay”

  09:52 29/03/2025

Thực hiện kế hoạch Tháng Thanh niên năm 2025, ngày 28/3/2025, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Đoàn Thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Đoàn khối Nghiên cứu-Giảng dạy tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề “AI trong giảng dạy và nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay”.

Nhà xuất bản Lý luận chính trị tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030

  09:49 29/03/2025

Chiều ngày 28/3/2025, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Lý luận chính trị thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030. PGS,TS Dương Trung Ý, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội nghị.

Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030

  21:23 28/03/2025

Sáng ngày 28/3/2025, tại Hà Nội, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội nghị.

Viện Dân tộc và Tôn giáo tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030

  21:19 28/03/2025

Chiều ngày 28/03/2025, tại Hà Nội, Viện Dân tộc và Tôn giáo thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2020-2025 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2025-2030. GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội nghị.

Hội nghị giao ban công tác công đoàn quý I năm 2025 tại Trung tâm Học viện

  21:15 28/03/2025

Chiều ngày 28/3/2025, tại Hà Nội, Công đoàn Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị giao ban công tác công đoàn quý I năm 2025 tại Trung tâm Học viện. PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chỉ đạo Hội nghị.

Xem thêm tin mới

Phim tổng kết các mặt hoạt động của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2024

75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác

Hội thảo khoa học quốc tế “Chuyển đổi năng lượng hướng tới công bằng và phát triển bền vững”

Chỉ thị của Ban Bí thư triển khai thi hành Hiến pháp

Việt Nam bàn giao cho Lào tuyển tập tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng lớn

Khai giảng lớp bồi dưỡng bí thư cấp Ủy, cấp Huyện

65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 1)

65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 2)

Năm phát hành

Xem

Thống kê lượt truy cập

Lượt truy cập:

Khách online: