xem cỡ chữ
T
Từ khóa: Đại thắng mùa Xuân năm 1975; ý nghĩa lịch sử; tầm vóc thời đại
1. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 kết thúc thắng lợi 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
Tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, âm mưu của đế quốc Mỹ là nhằm “Tiêu diệt bằng được phong trào yêu nước của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam châu Á; đồng thời, lấy miền Nam làm căn cứ tiến công miền Bắc, tiền đồn của hệ thống xã hội thế giới ở Đông Nam châu Á, hòng đè bẹp và đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vùng này, bao vây và uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa khác”1. Để thực hiện âm mưu đó, đế quốc Mỹ đã đổ vào chiến tranh Việt Nam 676 tỷ USD, huy động lúc cao nhất tới 70% lục quân, 60% lính thủy đánh bộ, 40% hải quân, 60% không quân. Đồng thời, 6 đời Tổng thống Mỹ kế nhiệm nhau lập các kế hoạch chiến lược, chi gần 700 tỷ đô la, huy động 22.000 xí nghiệp với gần 6 triệu công nhân công nghiệp và hơn 1/3 tổng số các nhà khoa học, 260 trường đại học Mỹ tham gia nghiên cứu kế hoạch chiến lược chế tạo, sản xuất các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh; huy động 6,5 triệu lượt binh sĩ Mỹ trực tiếp tham chiến, lúc cao nhất có mặt ở miền Nam hơn nửa triệu quân2.
Vượt lên những khó khăn, thử thách đó, để đối chọi với những vũ khí tối tân, hiện đại của đế quốc Mỹ, Đảng Lao động Việt Nam đã tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc; đồng thời, khơi dậy khát vọng hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất non sông của mỗi người dân Việt Nam. Là dân tộc đã từng chịu sự kìm kẹp của phong kiến phương Bắc hơn một nghìn năm, gần một trăm năm cùng khổ dưới ách đô hộ của thực dân Pháp và phải đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, hơn ai hết, dân tộc Việt Nam hiểu rõ được giá trị của hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Vì thế, khát vọng đó ngày càng mãnh liệt, tạo nên khí phách, bản lĩnh, trí tuệ và trở thành sợi dây kết nối toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đoàn kết, đồng lòng, với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, “Tất cả vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”. Khát vọng, tinh thần ấy đã hun đúc ngọn lửa cách mạng chân chính “vì độc lập, vì tự do” “đánh cho Mỹ cút”, “đánh cho ngụy nhào”, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhà sử học, ký giả Stanley Karnow - một trong số ít các phóng viên nước ngoài có mặt ở Việt Nam từ đầu đến cuối cuộc chiến tranh đã viết cuốn sách Vietnam A History, khái quát về sự sai lầm của các chính phủ Mỹ là: xuất phát từ sự không hiểu biết gì về lịch sử Việt Nam, một lịch sử dài và đau đớn những cuộc chiến, những xung đột và điều chỉnh đã tạo cho người Việt Nam một ý thức sâu sắc về dân tộc họ.
Trong cuốn sách Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam của cựu Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ R.Mc Namara đã thừa nhận 11 nguyên nhân thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam, trong đó nguyên nhân thứ ba là Mỹ đã “đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc (trong trường hợp này là Bắc Việt Nam và Việt cộng) đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó”3. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là thắng lợi của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam; của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đó là chiến công chói lọi, là thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định nghị lực phi thường của mỗi người dân, đồng thời khẳng định ý chí, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.
2. Đại thắng mùa Xuân 1975 đánh dấu thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, đổi mới, hội nhập và phát triển
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam chưa hưởng được độc lập, tự do bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Với ý chí và khát vọng cháy bỏng được độc lập, tự do, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Paris, công nhận độc lập chủ quyền của Việt Nam. Miền Bắc được giải phóng, nhưng đế quốc Mỹ lại nhảy vào miền Nam hòng thay chân Pháp lập ách thống trị nước ta. Với quyết tâm sắt đá phải giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, quân và dân hai miền Nam Bắc chung sức, đồng lòng, không quản hy sinh gian khổ, đối đầu với đế quốc Mỹ xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi với Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối, tạo điều kiện căn bản để cả nước đi lên CNXH. Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, cả nước tổng tuyển cử, bầu Quốc hội thống nhất, xây dựng Nhà nước thống nhất - Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây, đất nước hoàn toàn thống nhất, nhân dân cả nước chung sức đồng lòng xây dựng CNXH trên lãnh thổ Việt Nam.
Sau những năm tháng vừa khắc phục hậu quả chiến tranh, vừa tìm tòi mô hình phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.
Qua gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đến nay, đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế được nâng cao, tạo nền tảng và hội tụ các điều kiện cần thiết để vững vàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
3. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là sự kết tinh truyền thống yêu nước và đỉnh cao của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”4. Truyền thống đó được hình thành và phát triển qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, một lần nữa tinh thần yêu nước nồng nàn và ý chí đấu tranh ngoan cường đó lại được khơi dậy, phát triển mạnh mẽ, với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, để “Nam - Bắc một nhà”. Chính lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu quả cảm đã tạo nên sức mạnh chính trị - tinh thần vô cùng lớn của quân và dân ta - nguồn sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, trong các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy và phát huy cao độ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn, với tinh thần “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”. Đó là sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân, đoàn kết hai miền Nam - Bắc và đoàn kết chặt chẽ giữa quân đội và các tầng lớp nhân dân; và đoàn quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong hoàn cảnh đất nước tạm thời chia cắt thành hai miền, thực hiện hai chiến lược cách mạng khác nhau, với nhiều khó khăn, thử thách. Nhờ có sự đoàn kết, thống nhất về ý chí và hành động, Đảng đã phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của cả nước, quân dân miền Bắc đã “tay cày, tay súng”, “tay búa, tay súng”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, vừa xây dựng, vừa chiến đấu bảo vệ miền Bắc, sẵn sàng chi viện, đáp ứng mọi nhu cầu của tiền tuyến miền Nam - Thành đồng Tổ quốc. Dù phải chịu sự đàn áp dã man, tàn bạo của địch, nhưng với ý chí quật cường, bất khuất, quân và dân vẫn một lòng, một dạ đi theo cách mạng, tin tưởng sắt đá vào sự lãnh đạo của Ðảng, vào sự nghiệp thống nhất đất nước. Với tình yêu quê hương đất nước “máu chảy ruột mềm”, muôn triệu trái tim người Việt Nam ở nước ngoài đã hướng về Tổ quốc, đóng góp vật chất, công sức cùng với nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình mở ra mặt trận đấu tranh trên thế giới và trong “lòng địch”, góp phần xứng đáng vào ngày toàn thắng của dân tộc5. Để đến trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã phát triển tới đỉnh cao, quân và dân Việt Nam với tinh thần “Một ngày bằng hai mươi năm”, tiến lên giành thắng lợi quyết định, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Ðại thắng mùa Xuân năm 1975 là chiến thắng của toàn thể dân tộc Việt Nam với “lòng yêu nước nồng nàn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng tuyệt vời của đồng bào, chiến sĩ, cán bộ, đảng viên thuộc tất cả các dân tộc anh em từ Nam đến Bắc đã đoàn kết chiến đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc”6. Khẳng định sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Đại thắng mùa Xuân 1975, Đại tướng Văn Tiến Dũng khi trả lời phỏng vấn các nhà báo và học giả phương Tây, đã nhấn mạnh: “Một lần nữa tôi muốn nói rõ rằng nguồn gốc mọi thắng lợi của chúng tôi là sức mạnh của cả một dân tộc vùng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình trong thời đại ngày nay. Và Ban lãnh đạo chúng tôi biết khai thác, biết phát huy tất cả những sức mạnh đó để chiến thắng”7.
Kế thừa và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Đại thắng mùa Xuân 1975, sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân cả nước bước vào thời kỳ mới khắc phục hậu quả chiến tranh, từng bước phát triển kinh tế, xã hội; bảo vệ vững chắc Tổ quốc; tiến hành sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đặc biệt là sau gần 40 năm đổi mới, đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, tạo nên “... cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”8.
4. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Lào, Campuchia tiến lên giành thắng lợi quyết định
Được xây dựng trên nền tảng của những điểm tương đồng về điều kiện địa lý, tự nhiên, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là nhiều lần có chung vận mệnh lịch sử, tình đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia không ngừng được bồi tụ, vun đắp và phát triển tới đỉnh cao trong Đại thắng mùa Xuân 1975. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân Lào và Campuchia tiến lên giành thắng lợi quyết định trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sau chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên và Chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị đã nhận định: thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam và chủ trương phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa; đồng thời quyết định mở Chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Định (được mang tên “chiến dịch Hồ Chí Minh”). Đúng 17 giờ ngày 26-4-1975, quân ta đã nổ súng mở đầu chiến dịch. 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc lập, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Những diễn biến mau lẹ của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã cổ vũ phong trào cách mạng ở Campuchia. Phối hợp chặt chẽ chiến trường miền Nam Việt Nam, quân và dân Campuchia đã mở cuộc tổng công kích, lật đổ chế độ Lon Non, giải phóng Phnôm Pênh vào ngày 17-4-1975. Ngày 30-4-1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 thắng lợi hoàn toàn, đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Nắm vững thời cơ chiến lược, tháng 5-1975, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã kiên quyết và kịp thời phát động đấu tranh bằng “Ba đòn chiến lược” (nổi dậy của quần chúng; tiến công bằng quân sự, gây áp lực; nổi dậy ly khai của một bộ phận binh sĩ) và “Mũi đấu tranh pháp lý” giành quyền làm chủ trong cả nước, dẫn đến sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào vào ngày 2-12-1975.
Đại thắng mùa Xuân 1975 của nhân dân Việt Nam đã cổ vũ mạnh mẽ cho nhân dân Lào và nhân dân Campuchia tiến lên giành thắng lợi quyết định. Thắng lợi trong Đại thắng mùa Xuân ở Việt Nam, Lào, Campuchia là thắng lợi quan trọng của mối quan hệ đặc biệt, liên minh đoàn kết chiến đấu, thủy chung, son sắt giữa ba dân tộc Đông Dương. Đó là “thắng lợi của của tình đoàn kết chiến đấu không gì lay chuyển nổi của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, của mối quan hệ đặc biệt đã có từ lâu trong lịch sử và được thử thách trong ngọn lửa cách mạng chống kẻ thù chung của ba dân tộc”9.
5. Đại thắng mùa Xuân năm 1975 góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam phải đương đầu với quân đội xâm lược có tiềm lực và sức mạnh quân sự khổng lồ. Lực lượng yêu chuộng hòa bình và tiến bộ trên thế giới luôn thường trực câu hỏi: Việt Nam có đương đầu nổi với đế quốc Mỹ không? Và “đốm lửa” Việt Nam có được kiểm soát hay sẽ bùng lên thành chiến tranh thế giới? Trong bối cảnh đó, nhân loại lo lắng, dõi theo tình hình chiến sự leo thang từng ngày ở Việt Nam. Tâm trạng đó của nhiều người, nhiều quốc gia trên thế giới không phải không có cơ sở. Nhân dân thế giới từng chứng kiến việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản giết hại gần 40 vạn người trong Chiến tranh thế giới II; Mỹ đã từng đưa quân vào Triều Tiên (1950-1953); dọa ném bom nguyên tử chiến thuật ở Điện Biên Phủ; thúc đẩy chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakitstan (1965); can thiệp trực tiếp vào Dominica... Sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ cùng những hoạt động của giới cầm quyền Mỹ trong các thập niên 50, 60 của thế kỷ XX đã đưa đến những nhận định, đánh giá khác nhau về đế quốc Mỹ. Chính vì thế, “trong vấn đề Việt Nam, một số nước trong khi lên án, phản đối hành động xâm lược của đế quốc Mỹ, ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, cũng đồng thời bày tỏ sự lo lắng Việt Nam sẽ bị sức mạnh quân sự Mỹ đè bẹp, khuyên Việt Nam nên tự biết kiềm chế”10.
Trên thực tế, một đất nước đất không rộng, người không đông, kinh tế còn nghèo nàn, khoa học - kỹ thuật quân sự lạc hậu, song thấm nhuần chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam từ Bắc chí Nam đã nhất tề đứng lên thực hiện chiến tranh nhân dân, lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của kẻ thù, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam là sự nghiệp chính nghĩa nên đã được đông đảo nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, đặc biệt là các nước XHCN đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ. Vì thế, “thắng lợi của chúng ta cũng chính là thắng lợi của các lực lượng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình trên thế giới đã ủng hộ nhân dân ta đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược”11.
Thắng lợi của cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử là bằng chứng sinh động chứng minh một chân lý, một hiện tượng hiếm có trong lịch sử chiến tranh thế giới hiện đại: “... trong thời đại ngày nay, một dân tộc dù nhỏ bé bao nhiêu, dù sống trên một lãnh thổ nhỏ hẹp bao nhiêu, dân số ít ỏi bao nhiêu và nền kinh tế kém phát triển bao nhiêu, nếu đoàn kết và quyết tâm, nếu có một đường lối cách mạng đúng đắn, nếu biết áp dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội vào những điều kiện cụ thể của mình và được sự giúp đỡ của phe xã hội chủ nghĩa, của loài người tiến bộ, thì hoàn toàn có thể đánh bại những kẻ xâm lược mạnh hơn gấp bội lần...”12.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của nhân dân Việt Nam mang tầm vóc thời đại, bởi đã trực tiếp góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành khẳng định: “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là thắng lợi chung của tất cả nhân dân cách mạng trên thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh chống đế quốc, giải phóng dân tộc của các dân tộc bị áp bức”13. Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông nhấn mạnh: “Thắng lợi của các đồng chí đã cổ vũ hết sức mạnh mẽ tất cả các dân tộc và nhân dân bị áp bức đang đấu tranh, nêu gương sáng chói cho sự nghiệp cách mạng chống đế quốc Mỹ của nhân dân toàn thế giới”14.
50 năm trôi qua, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 vẫn mãi là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam, là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta, non sông, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên thống nhất, cả nước đi lên CNXH, đổi mới, hội nhập và phát triển. Thắng lợi đó: “...mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”15.
Phát huy tinh thần Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đặc biệt là ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của sự kiện này, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam chung sức, đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vận hội, vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược Đại hội XIII của Đảng đề ra: “Đến năm 2030: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao”16; đưa đất nước vững bước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Bài đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng (in) số 3/2025
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2004, T. 37, tr. 478
2. Xem: Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) - Tập VIII- Toàn thắng, Nxb CTQG, H, 2013, tr. 512-513
3. R. Mc Namara: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb CTQG, H, 1995, tr. 316
4. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, T. 7, tr. 38
5. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Chiến tranh nhân dân Việt Nam - Thời kỳ 1954-1975 (Một số chuyên đề), Nxb KHXH, H, 2021, tr. 158-159
6, 9, 11, 15. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2004, T. 37, tr. 981, 475, 475, 471
7. Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Cơ Thạch: Vì sao Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb ST, H, 1986, tr. 48
8. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, H, 2021, T. 1, tr. 25
10. Đại thắng mùa Xuân 1975 - Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, Nxb QĐND, H, 2006, tr. 916
12. “Cuộc đấu tranh anh hùng có liên quan đến thế giới thứ ba: Việt Nam đối với chúng ta có quan hệ gì?”, Phụ trương báo Tin nhanh của Pêru, số ra ngày 4-5-1975
13. Miền Nam - 21 năm kháng chiến chống Mỹ - Hồ sơ về cuộc kháng chiến của quân dân miền Nam, Nxb Chính trị - Hành chính, H, 2012, tr. 10
14. Báo Nhân Dân, số 7668, ngày 2-5-1975
16. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, H, 2021, T. 1, tr. 36.
GS,TS LÊ VĂN LỢI - Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(Ảnh) Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” và Hội nghị về chuyển đổi số trong hoạt động của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
13:43 02/04/2025
Sáng ngày 02/4/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động phong trào “Bình dân học vụ số” và Hội nghị về chuyển đổi số trong hoạt động của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bằng hình thức trực tiếp và kết nối trực tuyến với điểm cầu các tỉnh, thành trên toàn quốc. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì.
Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện thường kỳ tháng 3/2025
17:10 22/03/2025
Chiều ngày 20/3/2025, Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện tiến hành Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện lần thứ mười tám, nhiệm kỳ 2020-2025 dưới sự chủ trì của GS,TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
Đoàn kiểm tra số 1914 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang
11:03 19/03/2025
Ngày 18/3, Đoàn kiểm tra số 1914 của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra về thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị.
(Ảnh) Họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 – 2030
19:00 28/02/2025
Chiều ngày 28/2/2025, tại Hà Nội, Tiểu ban Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tổ chức họp cho ý kiến vào dự thảo 2 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025-2030. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Tiểu ban Văn kiện dự và chủ trì Hội nghị.
Họp Thường trực Tổ Biên tập Văn kiện Đại hội XIV
18:20 24/02/2025
Ngày 24/2, GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban Văn kiện, Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện XIV của Đảng chủ trì họp Thường trực Tổ Biên tập.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Moskva
08:33 11/05/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều tối 10/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quảng trường Hồ Chí Minh và dâng hoa tại bia lưu niệm ở Quảng trường Lê Duẩn, thủ đô Moskva, Liên bang Nga.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại cơ sở giáo dục Đại học lớn nhất của Nga
08:25 11/05/2025
Sáng 10/5 (theo giờ địa phương), tại Học viện Hành chính công và kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống LB Nga (Ranepa), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu chính sách quan trọng với nhan đề "Vun đắp quan hệ hữu nghị truyền thống, Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - LB Nga trong kỷ nguyên mới, vì hòa bình, hợp tác và phát triển".
Đại hội Chi bộ Viện Kinh tế - Xã hội và Môi trường nhiệm kỳ 2025-2030
15:58 09/05/2025
Sáng ngày 9/5/2025, Chi bộ Viện Chi bộ Viện Kinh tế - Xã hội và Môi trường tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2030. PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện dự và chỉ đạo Đại hội.
Gặp mặt kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Dân tộc và Tôn giáo (10/5/1995-10/5/2025)
15:49 09/05/2025
Sáng ngày 9/5/2025, tại Hà Nội, Viện Dân tộc và Tôn giáo thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ gặp mặt kỷ niệm 30 năm thành lập (10/5/1995-10/5/2025) và đón nhận Bằng khen của Giám đốc Học viện. GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì buổi Lễ.
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin
09:15 09/05/2025
Ngày 8/5, tại Trụ sở Chính phủ Nga ở thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự buổi hội kiến giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
Hội thảo khoa học “Tôn giáo trong xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay”
18:16 23/04/2025
Chiều ngày 23/4/2025, tại Hà Nội, Viện Dân tộc và Tôn giáo thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Tôn giáo trong xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam hiện nay”. GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội thảo.
Toạ đàm khoa học “Nâng cao năng lực làm việc trong môi trường quốc tế của cán bộ, giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”
09:25 05/04/2025
Sáng ngày 4/4/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức toạ đàm khoa học “Nâng cao năng lực làm việc trong môi trường quốc tế của cán bộ, giảng viên các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. PGS,TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Toạ đàm.
Hội thảo khoa học cấp Bộ “90 năm Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng: Giá trị lý luận và thực tiễn” (1935-2025)
22:22 31/03/2025
Chiều ngày 31/3/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học cấp Bộ “90 năm Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng: Giá trị lý luận và thực tiễn” (1935-2025). GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội thảo.
Hội thảo khoa học: “Định hướng nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh mới”
10:08 23/01/2025
Sáng ngày 23/01/2025, Ban Chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới” thuộc Chương trình khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Định hướng nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong bối cảnh mới”.
Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
15:11 22/01/2025
Sáng ngày 22/01/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đảng Cộng sản Việt Nam – 95 năm kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến đến điểm cầu Học viện Chính trị khu vực II, III, IV và 63 trường chính trị tỉnh, thành phố trên cả nước.
Phim tổng kết các mặt hoạt động của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2024
75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác
Hội thảo khoa học quốc tế “Chuyển đổi năng lượng hướng tới công bằng và phát triển bền vững”
Chỉ thị của Ban Bí thư triển khai thi hành Hiến pháp
Việt Nam bàn giao cho Lào tuyển tập tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng lớn
Khai giảng lớp bồi dưỡng bí thư cấp Ủy, cấp Huyện
65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 1)
65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 2)
Năm phát hành
Xem
Thống kê lượt truy cập
Lượt truy cập:
Khách online: