Sign In

Bản lĩnh, trí tuệ của nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, tăng cường niềm tin yêu của nhân dân với Đảng và chế độ

  08:52 26/07/2024
Hiểu biết về chính bản thân mình đó là trí tuệ đỉnh cao; dám đối diện với những hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và không ngừng hoàn thiện bản thân là bản lĩnh hết sức đáng khâm phục của tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động, công tác. Là nhà lãnh đạo có những cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, nhà lý luận xuất sắc và một nhân cách lớn của cách mạng Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh,

Hiểu biết về chính bản thân mình đó là trí tuệ đỉnh cao; dám đối diện với những hạn chế, khuyết điểm để khắc phục và không ngừng hoàn thiện bản thân là bản lĩnh hết sức đáng khâm phục của tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động, công tác. 

Là nhà lãnh đạo có những cống hiến đặc biệt xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, nhà lý luận xuất sắc và một nhân cách lớn của cách mạng Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh về cả chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, trên cả phương diện “xây” và “chống”; xứng đáng với lời dạy Đảng là đạo đức, là văn minh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng đáng với sự yêu quý và trao gửi niềm tin của nhân dân. Trọn cuộc đời, đồng chí đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam, cũng như bạn bè quốc tế về hình ảnh một nhà lãnh đạo bản lĩnh, trí tuệ, luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết và trước hết, suốt đời tận tụy phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh; người đã tổ chức, dẫn dắt cuộc đấu tranh kiên quyết, kiên trì phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ. Đó là cuộc đấu tranh vô cùng khó khăn, phức tạp, bởi nó trực tiếp tác động đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ và đòi hỏi rất lớn về bản lĩnh, trí tuệ của người lãnh đạo, tổ chức.

1. Nhận diện tham nhũng, tiêu cực

Quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ quá trình tổng kết thực tiễn và nghiên cứu, phát triển lý luận, trong tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, công trình khoa học xuất sắc tập hợp những bài viết, bài nói tiêu biểu, tâm huyết và những phân tích, luận giải sâu sắc về nhận diện và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ: “tham nhũng (tham ô, nhũng nhiễu) là hiện tượng xã hội tiêu cực, xấu xa mà thời nào, chế độ nào, quốc gia nào cũng có; đó là “khuyết tật bẩm sinh” của quyền lực. ... về bản chất, nói một cách nôm na, dễ hiểu như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy thì tham nhũng là hành vi “ăn cắp của công làm của tư[1]. Thực tế lịch sử đã cho thấy rõ ở đâu có quyền lực thì ở đó có những toan tính lợi dụng, lạm dụng quyền lực để phục vụ cho ý đồ riêng, đi ngược lại lợi ích chung và nếu không được thẳng thắn nhận diện và kiểm soát chặt chẽ thì nguy cơ này rất dễ xảy ra. Cho nên, đó không phải là hiện tượng đơn lẻ ở quốc gia này, hay quốc gia khác, càng không phải là do “lỗi cơ chế” như có người quan niệm.

Với sự phân tích sâu sắc, thể hiện sự am tường cả về lý luận và thực tiễn, Tổng Bí thư chỉ ra rằng tham nhũng và tiêu cực gắn chặt với nhau: “So với “tham nhũng” thì “tiêu cực” có nghĩa rộng hơn, do đó, phải xác định phạm vi của tiêu cực mà chúng ta cần tập trung phòng, chống là những hành vi có liên quan đến tham nhũng; đó là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Tham nhũng là một loại hành vi tiêu cực do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện, là loại biểu hiện cụ thể của suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”[2]. Vì vậy, Tổng Bí thư xác định rõ: Tham nhũng và tiêu cực, nhất là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của tham nhũng là do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tiêu cực là môi trường làm nảy sinh tham nhũng; tham nhũng tác động trở lại làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực. Nếu chỉ phòng, chống tham nhũng về tiền bạc, tài sản thôi thì chưa đủ, mà nguy hại hơn là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đây mới là cái gốc của tham nhũng. Tiền bạc, tài sản có thể còn thu hồi được, nhưng nếu suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống là mất tất cả. “Vì vậy, phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tức là trị tận gốc của tham nhũng”[3]. Những luận giải sâu sắc này cho thấy không thể tách rời cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với cuộc đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.

2. Yêu cầu tất yếu phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Từ khi Đảng ta trở thành đảng cầm quyền sau ngày lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám 1945 giành thắng lợi vẻ vang, trên cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (Người thường diễn đạt là “tham ô”, “nhũng lạm”) và các căn bệnh tiêu cực khác, coi đây là yêu cầu, nhiệm vụ tất yếu phải thực hiện của Đảng và Nhà nước. Người nhấn mạnh: “Việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu là rất cần thiết và phải làm thường xuyên[4]và chỉ rõ đó là kẻ thù của nhân dân, của Đảng và Nhà nước, là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến. Bởi “nó làm chậm trễ công cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”[5]. Đó là tội lỗi “cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”[6] và đây là công việc “cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận”[7].

Thấm nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra rằng phòng, chống tham nhũng và các tiêu cực là nhằm làm trong sạch Đảng và bộ máy nhà nước, để phát triển đất nước. Đây là cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm”, không phải là cuộc đấu giữa các “phe cánh” hay “đấu đá nội bộ”, như có người không hiểu,hoặc cố tình xuyên tạc với động cơ sai, dụng ý xấu[8]. 

Trên thực tế, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực những năm qua đã góp phần rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, đặc biệt là đã ngày càng củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ. Nhìn ra thế giới cho thấy nhiều quốc gia cũng đang hướng đến thực hiện “bốn không”: “không thể”, “không dám”, “không muốn” và “không cần” tham nhũng. Do đó, vấn đề mang tính quy luật là các quốc gia muốn tồn tại và phát triển vững mạnh đều phải quan tâm và tiến hành đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả.

Mặt khác, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cũng không phải là việc “vạch áo cho người xem lưng” như có người lo ngại, hoặc “làm phơi bày những mặt xấu của Đảng, Nhà nước, khiến người dân mất niềm tin” như những thế lực phản động, thù địch rêu rao. Trên thực tế, Trung ương Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện sự quán triệt, thấm nhuần quan điểm có ý nghĩa sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta là rất tốt đẹp, mạnh mẽ, vững như một người khổng lồ có sức khỏe dồi dào. Tệ tham ô, lãng phí, quan liêu là cái xấu xa do xã hội cũ để lại, như cái ung nhọt còn sót lại trên thân thể của người khổng lồ. Công khai và mạnh dạn gạt bỏ cho thật sạch những ung nhọt ấy thì thân thể càng mạnh khỏe thêm. Cho nên, vạch những tệ hại nói trên để sửa chữa, chúng ta không sợ kẻ địch lợi dụng để phản tuyên truyền”[9]. Cuộc đấu tranh để “chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi” là cuộc đấu tranh “rất to lớn, nặng nề, và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang”[10]. Đó là cuộc đấu tranh tất yếu trong quá trình trưởng thành và phát triển.

Thực tế cho thấy với sự chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt, công khai, công minh và công tâm của Tổng Bí thư, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực những năm qua đã mang lại hiệu quả to lớn đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, với sự phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ của đất nước và đặc biệt là niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ.

Cuộc đấu tranh quyết liệt, nghiêm minh và công khai, làm nghiêm từ trên xuống dưới, không có vùng cấm, vùng trống, không có ngoại lệ, không có đặc quyền, bất kể người đó là ai, không chỉ thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước, mà còn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh nghiêm khắc trong toàn Đảng, đặc biệt là những trường hợp dễ có nguy cơ mắc phải, thức tỉnh và ý thức rõ hơn lương tâm, trách nhiệm bản thân trong thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao, không ngừng thực hiện “tự soi, tự sửa”. Đó là phương châm “trị bệnh, cứu người” mà Tổng Bí thư đã nhiều lần đã nêu lên, thể hiện rõ cách nhìn thực sự đúng đắn, tích cực và giá trị nhân văn, tốt đẹp của cuộc đấu tranh.

Đặc biệt, quyết tâm chính trị rất cao của Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng, với hạt nhân lãnh đạo là Tổng Bí thư, trong cuộc đấu tranh chống “giặc nội xâm” đã có sức lan tỏa, truyền cảm mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trở thành quyết tâm chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, cùng phấn đấu vì bản chất tốt đẹp của Đảng, của chế độ, vì sự hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc của đất nước và tất cả dân tộc, củng cố và ngày càng tăng cường hơn niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ, thúc đẩy mạnh mẽ sự đoàn kết, đồng thuận trong xã hội, tạo nên động lực to lớn thúc đẩy công cuộc đổi mới tiến lên.

Qua tổng kết, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình đổi mới, Tổng Bí thư nhấn mạnh: “Vị trí, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được coi trọng và nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn[11]. Những năm đầu đổi mới: “đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay”, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Sau gần 40 năm đổi mới, chúng ta càng nhận rõ đây là “một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc[12].

Tổng Bí thư cũng chỉ rõ: “Trước đây, chống tham nhũng, lãng phí chủ yếu chỉ tập trung vào các hành vi: tham ô, chiếm đoạt, nhận hối lộ, đưa hối lộ, làm thất thoát tài sản nhà nước. Nay không chỉ trong khu vực nhà nước mà còn mở rộng ra cả khu vực ngoài nhà nước. Đặc biệt, không chỉ phòng, chống tham nhũng, lãng phí mà còn gắn phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên”[13].

3. Những nhiệm vụ, giải pháp hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực một cách hiệu quả, cùng với việc nhận diện tham nhũng, tiêu cực và nêu cao quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong cuộc đấu tranh này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn trăn trở, suy nghĩ về các biện pháp, cách thức tiến hành. Qua quá trình phân tích, đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn và nghiên cứu, bổ sung, phát triển lý luận, Tổng Bí thư đã nêu lên trong tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” những nhiệm vụ, giải pháp tập trung, có ý nghĩa sâu sắc với cách mạng Việt Nam hiện tại và những năm tới trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực:

Một là, phải tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tính tiền phong, gương mẫu, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết là sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Hai là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở”, nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện thể chế để “không thể” tham nhũng, tiêu cực.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, qua đó cảnh tỉnh, răn đe để không ai dám tham nhũng, tiêu cực; nâng cao hơn nữa hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong giai đoạn mới và tăng cường giám sát việc thực thi quyền lực.

Năm là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ Trung ương đến địa phương; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở khu vực ngoài nhà nước[14].

Những quan điểm trên đây là sự kết tinh, thể hiện tập trung quá trình xây dựng, bổ sung và phát triển đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời, thực sự là “cẩm nang” đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hiện nay và thời gian tới; thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; góp phần giáo dục, bồi dưỡng niềm tin, lý tưởng cách mạng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Nhìn lại gần 40 năm đổi mới, đất nước đã đạt được “những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử” và “với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”[15]. Trong thành tựu chung đó, không thể thiếu sự đóng góp quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đặc biệt là dấu ấn vai trò hạt nhân lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thời gian rồi sẽ lùi xa, nhưng cuộc đời, sự nghiệp cách mạng cao đẹp, mẫu mực và những cống hiến to lớn, đặc biệt xuất sắc của Tổng Bí thư với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc sẽ còn sống mãi trong lòng cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

--------------

[1]Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.16.

[2]Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.16.

[3]Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.16.

[4]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 13, tr.418.

[5]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 7, tr.357-358.

[6]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 7, tr.358.

[7]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 7, tr.358.

[8]Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023, tr.14.

[9]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 13, tr.417.

[10]Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 15, tr.617.

[11]Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.18.

[12] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr.193.

[13]Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.19.

[14]Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Sđd, tr.43-51.

[15]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, tr.25.


PGS, TS Lý Việt Quang, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng

Alternate Text

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2024-2025

  14:41 07/09/2024

Sáng 7/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.

Bế giảng và trao bằng thạc sĩ, tiến sĩ đợt 1 năm 2024

  19:41 06/09/2024

Hoà chung cùng các hoạt động thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 75 năm truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (9/1949-9/2024), sáng ngày 06/9/2024, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp cho các đồng chí học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tại Học viện bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ Trung tâm Học viện đến các Học viện khu vực.

Họp Hội đồng thẩm định Trường Chính trị tỉnh Bình Dương đạt chuẩn mức 1

  21:05 05/09/2024

Sáng ngày 05/9/2024, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức họp Hội đồng thẩm định Trường Chính trị tỉnh Bình Dương đạt chuẩn mức 1. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thẩm định cấp Học viện dự và chủ trì Hội nghị.

10 thành tựu nổi bật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong 10 năm (2014 – 2024)

  15:38 05/09/2024

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, qua 75 năm xây dựng và trưởng thành (1949 - 2024), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã nỗ lực phấn đấu, không ngừng xây dựng và phát triển, phục vụ hiệu quả sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Hội thảo khoa học cấp Bộ “Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – 75 năm xây dựng và phát triển (1949-2024)”

  14:56 05/09/2024

Sáng ngày 5/9/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ “Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – 75 năm xây dựng và phát triển” (1949-2024). Chủ trì Hội thảo có PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện; GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện; PGS,TS Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Họp Ban Thường vụ Đảng ủy thường kỳ tháng 9, Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025

  12:03 05/09/2024

Sáng ngày 04-9-2024, Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy thường kỳ tháng 9/2024 và Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Trao tặng Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” - Lần thứ I

  17:57 04/09/2024

Chiều ngày 04/9/2024, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng “Nghiên cứu lý luận chính trị” - Lần thứ I. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu tại Lễ.

Một số hình ảnh hoạt động của Học viện trong tháng 8 năm 2024

  10:51 04/09/2024

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu của Học viện trong tháng 8 năm 2024.

Hội thảo khoa học cấp cơ sở “Phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”

  10:43 04/09/2024

Sáng ngày 27/8/2024, Viện Xã hội học và Phát triển thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp cơ sở với chủ đề “Phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Chuyến đi về “miền đất lửa” Quảng Bình, Quảng Trị

  09:51 04/09/2024

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), 35 năm ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam (6/12/1989 - 6/12/2024); thực hiện kế hoạch công tác năm 2024, Ban Chấp hành Hội Cựu Chiến binh Học viện tổ chức đi thăm chiến trường xưa tại Quảng Bình, Quảng Trị. Đây là hai tỉnh địa đầu của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nơi diễn ra sự đối đầu quyết liệt giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1975.

Giới thiệu Thông tư số 07/2024/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ

  09:23 04/09/2024

Ngày 01/7/2024,Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 07/2024/TT-TTCP quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (Thông tư 07). Thông tư 07 gồm có 4 Chương, 14 Điều. Ban Thanh tra xin giới thiệu một số nội dung cơ bản của Thông tư 07 như sau:

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

  14:02 02/09/2024

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu nội dung bài viết.

Hội thảo khoa học “Giải pháp chuyển đổi số lĩnh vực y tế ở tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn hiện nay”

  10:35 31/08/2024

Ngày 30/8, tại Tây Ninh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp chuyển đổi số lĩnh vực y tế ở tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn hiện nay". GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội thảo.

Giới thiệu Thông tư số 06/2024/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ

  17:29 30/08/2024

Ngày 01/7/2024,Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư 06/2024/TT-TTCP quy định việc lập, quản lý hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại, hồ sơ giải quyết tố cáo (Thông tư 06). Thông tư 06 gồm có 4 Chương, 21 Điều. Ban Thanh tra xin giới thiệu một số nội dung cơ bản của Thông tư 06 như sau:

Giới thiệu Thông tư số 05/2024/TT-BNV của Bộ Nội vụ

  17:23 30/08/2024

Ngày 27 tháng 6 năm 2024, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 05/2024/TT-BNV (gọi tắt là Thông tư) quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng II và lên hạng III đối với viên chức hành chính, viên chức văn thư, viên chức lưu trữ; xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức

Xem thêm tin mới

Hội thảo khoa học quốc tế “Chuyển đổi năng lượng hướng tới công bằng và phát triển bền vững”

Chỉ thị của Ban Bí thư triển khai thi hành Hiến pháp

Việt Nam bàn giao cho Lào tuyển tập tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng lớn

Khai giảng lớp bồi dưỡng bí thư cấp Ủy, cấp Huyện

65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 1)

65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 2)

Thầy Cô Học Viện Cán Bộ TP.HCM nhận bằng khen Của Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cần có tầm nhìn phát triển trong cách mạng 4.0

Năm phát hành

Xem

Thống kê lượt truy cập

Lượt truy cập: 5.125.365

Khách online: 13