Sign In

Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh”

  13:15 21/12/2024
Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Các đồng chí: GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; PGS. TS. Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, chủ trì hội thảo.

Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.

Dự hội thảo có các đồng chí trong Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương; các nhà khoa học, chuyên gia; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.

Phát biểu chào mừng tại hội thảo, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, nhấn mạnh: Quảng Ninh được ví như “một Việt Nam thu nhỏ”, địa phương  có nhiều tiềm năng, thế mạnh, giá trị riêng biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh từ những yếu tố “thiên tạo” và “nhân tạo” như: vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, vùng mỏ, địa chất, địa mạo, di sản Yên Tử gắn với Phật phái Trúc Lâm, mạng lưới 630 di tích lịch sử - văn hóa; yếu tố thuộc về cốt cách, con người Quảng Ninh, nhất là truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm” của Vùng Mỏ anh hùng... Những yếu tố này không chỉ tạo cơ hội phát triển dịch vụ tổng hợp hiện đại ngày càng giữ vai trò chủ đạo, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mà còn tạo nền tảng xây dựng một nền kinh tế di sản bền vững. Không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, du lịch và xã hội.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phát biểu chỉ đạo và đề dẫn tại hội thảo.
GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phát biểu chỉ đạo và đề dẫn tại hội thảo.

Dù có nhiều thành tựu, nhưng trong quá trình phát triển Quảng Ninh cũng đối mặt với không ít thách thức, nhất là biến đổi khí hậu, áp lực từ du lịch đại chúng và việc quản lý chưa đồng bộ đang ảnh hưởng đến các di sản. Để vượt qua thách thức và tiếp tục phát huy tiềm năng, thế mạnh, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cho biết: Quảng Ninh đã đặt ra các định hướng phát triển bền vững và giải pháp chiến lược. Trong đó, tập trung bảo tồn di sản bền vững; phát triển du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quảng bá và quản lý du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa và lịch sử để nâng cao trải nghiệm của du khách; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực hợp pháp để phát triển các sản phẩm mới và đổi mới, nâng cao sản phẩm du lịch sẵn có; phát triển các loại hình du lịch sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái du lịch xanh; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; thúc đẩy liên kết vùng và hợp tác quốc tế.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy mong rằng thông qua hội thảo sẽ bổ sung cho Quảng Ninh những tầm nhìn mới, góc nhìn mới, hiểu biết mới cũng như những kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế di sản và định hướng phát triển kinh tế di sản ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới. Đặc biệt, những ý kiến đóng góp tại hội thảo cũng sẽ là các luận chứng xác đáng, thực tiễn sinh động góp phần làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới của tỉnh để bổ sung, hoàn thiện văn kiện Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với mục tiêu xây dựng Quảng Ninh giàu mạnh, văn minh, hiện đại, hạnh phúc, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, thiết thực kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 là một trong những đầu tàu thúc đẩy kinh tế quốc gia; tạo nền tảng vững chắc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc.

Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, phát biểu chào mừng tại hội thảo.
Đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, phát biểu chào mừng tại hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo và đề dẫn tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương nhấn mạnh: Thời gian qua, các di sản văn hóa và thiên nhiên đã phát huy vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Với quốc tế, các di sản góp phần lan tỏa sức mạnh mềm Việt Nam với bạn bè quốc tế. Ở trong nước, các di sản đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công tác đối ngoại và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả to lớn, rất đáng tự hào đó, cũng cần thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập vẫn còn đang tồn tại. Ở một số nơi, vai trò của di sản là nguồn lực và động lực cho phát triển chưa được nhận thức đầy đủ; chưa xử lý hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, nhất là trong liên kết vùng. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa về cơ bản vẫn được xem là một nhiệm vụ của ngành văn hóa. Nguồn lực đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa và thiên nhiên còn hết sức hạn chế. Giá trị kinh tế của di sản chưa được xem xét một cách thỏa đáng. Cách tiếp cận liên ngành kinh tế học di sản đối với các di sản văn hóa và thiên nhiên còn chưa được quan tâm đúng mức.

Đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu tại Hội thảo.

Nhìn từ Quảng Ninh, thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh trong thời gian qua đã cho thấy tư duy vượt trước của tỉnh, để lại nhiều kinh nghiệm quý cho các địa phương trong cả nước. Rõ nét nhất, tỉnh đã thể hiện tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược về một mô hình phát triển bền vững, rõ nét ngay từ các quy hoạch chiến lược của tỉnh, gắn liền với quá trình chuyển đổi từ "kinh tế nâu" sang "kinh tế xanh". Tỉnh tiên phong trong việc huy động nguồn lực và áp dụng hiệu quả các mô hình đối tác công - tư (PPP) để phát triển kinh tế di sản, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển hạ tầng giao thông gắn liền với hạ tầng du lịch và bảo tồn di sản. Tỉnh đã đặt cộng đồng địa phương vào vị trí trung tâm trong chiến lược bảo vệ, quản lý và khai thác di sản, tạo ra mối quan hệ gắn kết bền vững giữa người dân và di sản. Tỉnh đã tiên phong ứng dụng công nghệ và đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển kinh tế di sản; tạo bước đột phá trong quản lý và quảng bá, truyền thông giá trị di sản.

Từ thực tiễn và kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các nhà khoa học, các đại biểu tập trung thảo luận làm sáng tỏ nhận thức về kinh tế di sản là một động lực quan trọng của phát triển kinh tế - xã hội; phát huy vai trò của các chủ thể trong phát triển kinh tế di sản; xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về nguồn lực phát triển kinh tế di sản; làm sâu sắc hơn những kinh nghiệm phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh có thể nhân rộng ra cả nước. Đồng chí cũng đề nghị các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý bằng trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết, sẽ đề xuất được nhiều kiến nghị góp phần giúp tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế di sản; rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu từ nhiều góc nhìn khác nhau cho các địa phương trong cả nước, góp phần xây dựng dự thảo các Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng.

Phiên thảo luận bàn tròn tại hội thảo.
Phiên thảo luận bàn tròn tại hội thảo.

Với tầm quan trọng đó, hội thảo nhận được sự quan tâm và tham dự của đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý ở các lĩnh vực khác nhau, với gần 80 bài tham luận. Các bài viết được đánh giá là có sự đầu tư công phu, có chất lượng tốt, giàu hàm lượng khoa học, kinh nghiệm thực tiễn phong phú, đã kiến giải sâu sắc, nhiều chiều các nội dung của hội thảo.

Thảo luận trực tiếp tại hội thảo, các đại biểu đều tham gia các ý kiến tâm huyết, chất lượng tập trung làm rõ những vấn đề xung quanh khái niệm, vị trí, vai trò, những yếu tố ảnh hưởng và kinh nghiệm các địa phương và quốc gia trên thế giới trong phát triển kinh tế di sản - động lực tăng trưởng quan trọng trong xu thế phát triển xanh trên thế giới. Đồng thời, các đại biểu cũng phân tích thực trạng phát triển kinh tế di sản tại tỉnh Quảng Ninh thời gian qua, trong đó, đánh giá được thành tựu, hạn chế cùng các nguyên nhân của các thành tựu, hạn chế đó; đồng thời làm rõ những vấn đề đặt ra, phát hiện những điểm nghẽn, các mâu thuẫn, lực cản trong phát triển kinh tế di sản.

Các chuyên gia, nhà khoa học phát biểu thảo luận tại hội thảo.
Các chuyên gia, nhà khoa học phát biểu thảo luận tại hội thảo.

Trên cơ sở làm rõ thực trạng, những thế mạnh, cùng với cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh, các đại biểu đã đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, các mâu thuẫn, lực cản về cơ chế, chính sách và trong thực thi các cơ chế, chính sách để tỉnh Quảng Ninh phát huy tối đa hiệu quả nguồn lực kinh tế di sản. Trong đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phát huy giá trị di sản văn hóa trong phát triển KT-XH; nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác bảo tồn, phục dựng, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; hoàn thiện và bổ sung các văn bản luât, quy chế, quy định ở cấp quốc gia và các cấp chính quyền địa phương để bảo vệ đầy đủ cho di sản thế giới; xây dựng các kế hoạch quản lý phù hợp với sự tham gia của các bên liên quan; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế di sản; đổi mới, phát triển sản phẩm, dịch vụ kế hợp di sản đầu tư nguồn lực con người và nguồn lực tài chính cho bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di sản; nghiên cứu và giải quyết mối quan hệ liên vùng, liên cấp, liên ngành trong quản trị địa phương…

PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, phát biểu bế mạc hội thảo.
PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, phát biểu bế mạc hội thảo.

Các ý kiến là những kinh nghiệm hết sức quý báu, tâm huyết để Quảng Ninh tìm các điểm nghẽn về thể chế, cơ chế chính sách đặc thù đối với việc thu hút đầu tư trong lĩnh vực kinh tế di sản; tận dụng hạ tầng giao thông để xây dựng liên kết vùng di sản tạo thành những sản phẩm du lịch bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy hơn nữa các giá trị di sản văn hoá vật thể, phi vật thể; tạo ra các sản phẩm văn hoá đặc trưng gắn với giá trị riêng có của từng vùng miền, văn hoá giai cấp công nhân Vùng mỏ và các mô hình cung cấp dịch vụ số đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; từng bước xây dựng nền móng ngành công nghiệp văn hoá giàu bản sắc, đa dạng sản phẩm văn hoá từ các sản phẩm thủ công truyền thống đến các sản phẩm tiên tiến, hiện đại phù hợp với kỷ nguyên số hoá, phù hợp với nhiều đối tượng, thành phần đưa ngành này trở thành động lực mới, mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế di sản.

Phát biểu bế mạc hội thảo, PGS.TS Lê Hải Bình, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, bày tỏ ghi nhận các ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà lãnh đạo, quản lý. Những nội dung của các tham luận và những ý kiến tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao của các đại biểu sẽ được chắt lọc, gửi đến các cơ quan chức năng nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đổi mới cơ chế, chính sách để tỉnh Quảng Ninh nói riêng, cả nước nói chung phát triển hiệu quả kinh tế di sản; góp phần tạo động lực tăng trưởng mới, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Theo Báo Quảng Ninh

Alternate Text

Hội nghị triển khai công tác tổng kiểm kê tài sản công tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

  15:01 16/12/2024

Sáng ngày 16/12/2024, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị triển khai công tác tổng kiểm kê tài sản công tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội nghị.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổng kết hoạt động khoa học năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025

  13:46 12/12/2024

Sáng ngày 12/12/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu các Học viện trực thuộc. GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Hội nghị.

Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người

  15:51 11/12/2024

Sáng 11/12/2024 tại Hà Nội , Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người. Hội nghị được kết nối tới các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị.

Viện Quan hệ quốc tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.

  19:06 07/12/2024

Ngày 07/12/2024, tại Hà Nội, Viện Quan hệ quốc tế tổ Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chỉ đạo Hội nghị.

Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin; Viện Thông tin khoa học; Vụ Quản lý đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

  19:53 05/12/2024

Ngày 05/12/2024, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin; Viện Thông tin khoa học; Vụ Quản lý đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 1352 của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

  19:43 21/12/2024

Chiều 21/12, Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 1352-QĐ/TW của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình để thực hiện thông báo dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra về lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Ninh Bình.

Trao bằng công nhận Trường Chính trị Tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn mức 1

  19:34 21/12/2024

Chiều 21/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Lễ trao bằng công nhận Trường Chính trị Tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn mức 1 theo Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

[Ảnh] Trao bằng công nhận Trường Chính trị Tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn mức 1

  18:24 21/12/2024

Chiều 21/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Tỉnh ủy Ninh Bình tổ chức Lễ trao bằng công nhận Trường Chính trị Tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn mức 1 theo Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Trao bằng công nhận Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn mức 1

  14:38 21/12/2024

Sáng 21/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Lễ trao bằng công nhận Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn mức 1 theo Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

[Ảnh] Trao bằng công nhận Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn mức 1

  12:58 21/12/2024

Sáng 21/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Lễ trao bằng công nhận Trường Đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn mức 1 theo Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Thư của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi Hội thảo khoa học quốc gia "Con người, quyền con người là trung tâm, mục tiêu, chủ thể và động lực phát triển đất nước"

  09:12 15/10/2024

Ngày 15-10-2024

Hội thảo khoa học: “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thời kỳ đổi mới - Thực trạng, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra”

  14:12 08/10/2024

Triển khai chương trình, ngày 7/10/2024, Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thời kỳ đổi mới” (Đề tài KX02.18/21-25) phối hợp với Học viện Chính trị khu vực III tổ chức Hội thảo khoa học: “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch thời kỳ đổi mới - Thực trạng, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra”.

Hội thảo “Công tác lưu chiểu tài liệu tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp”

  17:17 25/09/2024

Ngày 24/9/2024, Viện Thông tin khoa học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Công tác lưu chiểu tài liệu tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp”. TS Nguyễn Mạnh Hải, Viện trưởng Viện Thông tin khoa học dự và chủ trì Hội thảo.

Tọa đàm khoa học: “Chủ nghĩa xã hội và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới”

  14:03 23/09/2024

Ngày 23/9/2024, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Rosa-Luxemburg Đông Nam Á tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề: “Chủ nghĩa xã hội và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới”. PGS,TS. Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và ông Stefan Mentchel- Giám đốc Quỹ Rosa - Luxemburg Đông Nam Á chủ trì tọa đàm.

Toàn văn phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 10 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

  15:04 18/09/2024

Sáng 18/9, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Xem thêm tin mới

75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác

Hội thảo khoa học quốc tế “Chuyển đổi năng lượng hướng tới công bằng và phát triển bền vững”

Chỉ thị của Ban Bí thư triển khai thi hành Hiến pháp

Việt Nam bàn giao cho Lào tuyển tập tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng lớn

Khai giảng lớp bồi dưỡng bí thư cấp Ủy, cấp Huyện

65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 1)

65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 2)

Thầy Cô Học Viện Cán Bộ TP.HCM nhận bằng khen Của Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM

Năm phát hành

Xem

Thống kê lượt truy cập

Lượt truy cập: 5.125.365

Khách online: 13