Sign In

Hội nghị sinh hoạt chuyên đề “Hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay”

  20:31 21/05/2025
Thực hiện kế hoạch sinh hoạt chính trị năm 2025, sáng ngày 21/5/2025, tại Hà Nội, Đảng uỷ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sinh hoạt chuyên đề “Hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay”. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki báo cáo tại Hội nghị.

Đại sứ Ito Naoki báo cáo tại Hội nghị

Dự Hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện; các đồng chí Trợ lý, Thư ký Giám đốc Học viện; Chủ tịch Công đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện; cấp uỷ các đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Học viện và toàn thể đảng viên trong Đảng bộ Học viện.

Hội nghị sinh hoạt chuyên đề “Hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay” được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu các Học viện trực thuộc: Học viện Chính trị khu vực I, II, III, IV; Học viện Hành chính và Quản trị công; Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Báo cáo tại Hội nghị, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki trình bày khái quát về mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973 và đặc biệt là sau khi hai nước nâng cấp lên quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”vào cuối tháng 11/2023 và kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru từ ngày 27-29/4 vừa qua.

Về hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay, Đại sứ Ito Naoki cho biết Nhật Bản là quốc gia có diện tích 378.000 km2, tổng dân số là 124 triệu người, mật độ dân số 328 người/ km2. Chính quyền Trung ương của Nhật Bản gồm Văn phòng Nội các, các bộ ngành Trung ương (15 bộ) và các chi cục tại địa phương (trên dưới 10 chi cục cho mỗi bộ - đầu mối cơ quan Trung ương ở địa phương). Chính quyền địa phương của Nhật Bản bao gồm 2 cấp: cấp tỉnh và cấp cơ sở bao gồm thành phố, thị trấn và làng. Hiện Nhật Bản có 47 đơn vị hành chính cấp tỉnh và 1.718 đơn vị hành chính cấp cơ sở, gồm 792 thành phố, 743 thị trấn và 183 làng. Mối quan hệ giữa Trung ương và chính quyền địa phương là quan hệ bình đẳng, hợp tác.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Chia sẻ về mô hình chính quyền Trung ương và địa phương hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, Ngài Đại sứ cho biết nhiều cơ sở hạ tầng do địa phương xây dựng đã góp phần hỗ trợ nền kinh tế cả nước. Tiêu biểu, với Luật cấp nước và Luật thoát nước cho phép địa phương đảm bảo nguồn cung cấp nước và xây dựng hệ thống thoát nước, năm 1950, thành phố Osaka đã xây dựng hệ thống cấp nước và thoát nước của thành phố; Luật quy hoạch đô thị và Luật đường bộ cho phép địa phương phát triển khu vực và xây dựng đường bộ, năm 1953, thành phố Nagoya đã xây dựng đường bộ vào năm 1953; Luật cảng biển sửa đổi (1951) và Luật sông ngòi sửa đổi (1964) đã chuyển vai trò phát triển, xây dựng và quản lý cảng biển và sông ngòi loại B cho địa phương, năm 1990, thành phố Yokohama đã xây dựng cảng biển và sông ngòi. Vì vậy, thông qua “Kế hoạch tổng thể phát triển quốc gia lần thứ ba” (1977) và Báo cáo giữa kỳ của Uỷ ban Thúc đẩy phân quyền địa phương (3/1996), Nhật Bản đã tăng cường quyền hạn của địa phương như xây dựng kế hoạch quy hoạch đô thị phù hợp với đặc điểm của từng vùng và đảm bảo tự chủ tài chính, vai trò của chính quyền địa phương trong xây dựng đường sắt đô thị.

Trao đổi về kinh nghiệm của Nhật Bản trong sáp nhập các đơn vị hành chính, Đại sứ Ito Naoki cho biết trong lịch sử Nhật Bản đã trải qua ba lần lớn sáp nhập chính quyền cấp cơ sở: thành phố/ thị trấn/ làng. Lần thứ nhất vào năm 1889, Nhật Bản thực hiện chế độ chính quyền thành phố và chính quyền thị trấn/ làng dẫn đến sáp nhập quy mô lớn thời Minh Trị từ hơn 71.000 thành phố/ thị trấn/ làng xuống còn 15.859. Lần thứ hai, năm 1947, Nhật Bản thi hành Luật tự trị địa phương dẫn đến việc sáp nhập quy mô lớn thời Showa thành phố/ thị trấn/ làng, từ 9.868 còn 3.472 thành phố/ thị trấn/ làng. Lần thứ ba là năm 1978, sáp nhập thời Heisei, từ 3.232 thành phố/ thị trấn/ làng còn 1.727 thành phố/ thị trấn/ làng; và hiện nay chính quyền cấp cơ sở của Nhật Bản còn 1.718 thành phố/ thị trấn/ làng.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhấn mạnh, mục tiêu của việc sáp nhập chính quyền cơ sở của Nhật Bản là nhằm xây dựng cơ chế có thể đáp ứng nhu cầu hành chính ngày càng tăng do sự tăng giảm dân số, tăng trưởng kinh tế và phân quyền địa phương; đồng thời tận dụng lợi thế về quy mô từ việc sáp nhập để cung cấp dịch vụ hành chính phù hợp với đặc điểm của từng vùng và nhu cầu của người dân; qua đó nâng cao hiệu quả và cắt giảm chi phí, củng cố nền tảng tài chính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo nguồn nhân lực chuyên môn trong các lĩnh vực sâu rộng. Song theo ngài Đại sứ, sau khi sáp nhập cũng dẫn đến sự chênh lệch phát triển giữa các vùng.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục khẩn trương thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Ngài Đại sứ mong muốn những kinh nghiệm của Nhật Bản về sáp nhập các đơn vị hành chính và hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay sẽ có giá trị tham khảo ý nghĩa đối với Việt Nam. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định Nhật Bản luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hoá các mục tiêu phát triển trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Tại Hội nghị, trên cơ sở báo cáo của Ngài Đại sứ Ito Naoki, các đại biểu tham dự đã cùng thảo luận, làm rõ thêm các nội dung liên quan như việc phân bổ nguồn lực giữa Trung ương và địa phương, cấu trúc tài chính của chính quyền địa phương, sự tham gia chính trị của người dân ở các địa phương và sự khác biệt giữa chính quyền tỉnh và chính quyền cơ sở của Nhật Bản…/.

MH & Đức Mạnh

Alternate Text

Hội nghị đóng góp ý kiến của ĐBQH trẻ vào Dự thảo văn kiện Đại hội XIV của Đảng

  19:41 22/06/2025

Sáng 22/6, tại Nhà Quốc hội, Nhóm Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trẻ tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến của đại biểu Quốc hội trẻ vào Dự thảo văn kiện Đại hội lần thứ XIV của Đảng. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chủ trì hội nghị.

Tọa đàm “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong trong thế kỷ XXI: Thách thức và cơ hội đối với Việt Nam”

  20:55 21/06/2025

Ngày 21/6, tại Hà Nam, Viện Chính trị và Quan hệ quốc tế thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tổ chức Friedrich Ebert Stiftung (FES) Việt Nam tổ chức tọa đàm “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong trong thế kỷ XXI: Thách thức và cơ hội đối với Việt Nam”.

Nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân, nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân thời kỳ đổi mới”

  20:39 21/06/2025

Chiều 21-6, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và các cơ quan chức năng tổ chức Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng Quân đội nhân dân, nền quốc phòng toàn dân và thế trận quốc phòng toàn dân thời kỳ đổi mới”, mã số KX.02.35/21-25.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

  16:58 21/06/2025

Sáng 21-6, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/-2025). Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Lễ Kỷ niệm. Trân trọng giới thiệu Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm:

Toàn văn phát biểu của đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

  16:42 21/06/2025

Ngày 20/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của GS,TS Nguyễn Xuân Thắng.

Đại hội Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ nhiệm kỳ 2025-2030

  20:28 20/06/2025

Chiều ngày 20/6/2025, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chi bộ Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2030. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chỉ đạo Đại hội.

Hội nghị Hội đồng Biên tập Tạp chí Lịch sử Đảng nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

  16:48 20/06/2025

Sáng ngày 20/6/2025, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí lịch sử Đảng tổ chức Hội nghị Hội đồng Biên tập Tạp chí nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện, Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí Lịch sử Đảng dự và chủ trì Hội nghị.

Bế giảng Lớp bồi dưỡng “Nâng cao kỹ năng tham mưu tổng hợp về hợp tác quốc tế và lễ tân đối ngoại trong bối cảnh mới”

  16:36 20/06/2025

Ngày 20/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng “Nâng cao kỹ năng tham mưu tổng hợp về hợp tác quốc tế và lễ tân đối ngoại trong bối cảnh mới” cho đội ngũ cán bộ làm công tác hợp tác quốc tế trong toàn hệ thống Học viện. PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện dự và chủ trì buổi lễ.

Hội thảo khoa học cấp Bộ “Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về dự thảo các văn kiện và công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng”

  16:15 20/06/2025

Sáng ngày 20/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ “Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về dự thảo các văn kiện và công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng”.

Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự Lễ ra mắt Liên minh AI Âu Lạc

  15:27 20/06/2025

Ngày 20/6, tại Hà Nội diễn ra lễ công bố thành lập Liên minh AI Âu Lạc. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu tại buổi lễ.

Giới thiệu Nghị định 154/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế

  14:43 20/06/2025

Ngày 15/6/2025, Chính phủ ban hành Nghị định số 154/2025/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế (Nghị định).

Đảng bộ Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức thành công Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030

  14:32 20/06/2025

Ngày 18 và 19/6/2025, tại Thành phố Cần Thơ, Đảng bộ Học viện Chính trị khu vực IV tổ chức Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 – 2030. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và chỉ đạo Đại hội.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025)

  13:50 20/06/2025

Ngày 20/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trang trọng tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự và phát biểu chỉ đạo.

Bế giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh KĐ (25.02)

  21:12 19/06/2025

Chiều ngày 19/6/2025, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp bồi dưỡng kiến thức kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh KĐ (25.02). PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc thường trực Học viện dự và chủ trì buổi lễ.

Toạ đàm khoa học “Góp ý Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng”

  21:06 19/06/2025

Chiều ngày 19/6/2025, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức toạ đàm khoa học “Góp ý Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng”. GS,TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì Toạ đàm.

Xem thêm tin mới

Phim tổng kết các mặt hoạt động của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2024

75 năm truyền thống vẻ vang trường Đảng mang tên Bác

Hội thảo khoa học quốc tế “Chuyển đổi năng lượng hướng tới công bằng và phát triển bền vững”

Chỉ thị của Ban Bí thư triển khai thi hành Hiến pháp

Việt Nam bàn giao cho Lào tuyển tập tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng lớn

Khai giảng lớp bồi dưỡng bí thư cấp Ủy, cấp Huyện

65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 1)

65 năm vẻ vang trường Đảng mang tên Bác(Phần 2)

Năm phát hành

Xem

Thống kê lượt truy cập

Lượt truy cập:

Khách online: