Sign In

Hội nghị sinh hoạt chuyên đề “Hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay”

20:31 21/05/2025

Chọn cỡ chữ A a    

Thực hiện kế hoạch sinh hoạt chính trị năm 2025, sáng ngày 21/5/2025, tại Hà Nội, Đảng uỷ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sinh hoạt chuyên đề “Hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay”. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki báo cáo tại Hội nghị.

Đại sứ Ito Naoki báo cáo tại Hội nghị

Dự Hội nghị có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Ban Chấp hành Đảng bộ Học viện; các đồng chí Trợ lý, Thư ký Giám đốc Học viện; Chủ tịch Công đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Bí thư Đoàn Thanh niên Học viện; cấp uỷ các đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Học viện và toàn thể đảng viên trong Đảng bộ Học viện.

Hội nghị sinh hoạt chuyên đề “Hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay” được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại điểm cầu các Học viện trực thuộc: Học viện Chính trị khu vực I, II, III, IV; Học viện Hành chính và Quản trị công; Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Báo cáo tại Hội nghị, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki trình bày khái quát về mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 21/9/1973 và đặc biệt là sau khi hai nước nâng cấp lên quan hệ “đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới”vào cuối tháng 11/2023 và kết quả chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru từ ngày 27-29/4 vừa qua.

Về hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay, Đại sứ Ito Naoki cho biết Nhật Bản là quốc gia có diện tích 378.000 km2, tổng dân số là 124 triệu người, mật độ dân số 328 người/ km2. Chính quyền Trung ương của Nhật Bản gồm Văn phòng Nội các, các bộ ngành Trung ương (15 bộ) và các chi cục tại địa phương (trên dưới 10 chi cục cho mỗi bộ - đầu mối cơ quan Trung ương ở địa phương). Chính quyền địa phương của Nhật Bản bao gồm 2 cấp: cấp tỉnh và cấp cơ sở bao gồm thành phố, thị trấn và làng. Hiện Nhật Bản có 47 đơn vị hành chính cấp tỉnh và 1.718 đơn vị hành chính cấp cơ sở, gồm 792 thành phố, 743 thị trấn và 183 làng. Mối quan hệ giữa Trung ương và chính quyền địa phương là quan hệ bình đẳng, hợp tác.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Chia sẻ về mô hình chính quyền Trung ương và địa phương hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, Ngài Đại sứ cho biết nhiều cơ sở hạ tầng do địa phương xây dựng đã góp phần hỗ trợ nền kinh tế cả nước. Tiêu biểu, với Luật cấp nước và Luật thoát nước cho phép địa phương đảm bảo nguồn cung cấp nước và xây dựng hệ thống thoát nước, năm 1950, thành phố Osaka đã xây dựng hệ thống cấp nước và thoát nước của thành phố; Luật quy hoạch đô thị và Luật đường bộ cho phép địa phương phát triển khu vực và xây dựng đường bộ, năm 1953, thành phố Nagoya đã xây dựng đường bộ vào năm 1953; Luật cảng biển sửa đổi (1951) và Luật sông ngòi sửa đổi (1964) đã chuyển vai trò phát triển, xây dựng và quản lý cảng biển và sông ngòi loại B cho địa phương, năm 1990, thành phố Yokohama đã xây dựng cảng biển và sông ngòi. Vì vậy, thông qua “Kế hoạch tổng thể phát triển quốc gia lần thứ ba” (1977) và Báo cáo giữa kỳ của Uỷ ban Thúc đẩy phân quyền địa phương (3/1996), Nhật Bản đã tăng cường quyền hạn của địa phương như xây dựng kế hoạch quy hoạch đô thị phù hợp với đặc điểm của từng vùng và đảm bảo tự chủ tài chính, vai trò của chính quyền địa phương trong xây dựng đường sắt đô thị.

Trao đổi về kinh nghiệm của Nhật Bản trong sáp nhập các đơn vị hành chính, Đại sứ Ito Naoki cho biết trong lịch sử Nhật Bản đã trải qua ba lần lớn sáp nhập chính quyền cấp cơ sở: thành phố/ thị trấn/ làng. Lần thứ nhất vào năm 1889, Nhật Bản thực hiện chế độ chính quyền thành phố và chính quyền thị trấn/ làng dẫn đến sáp nhập quy mô lớn thời Minh Trị từ hơn 71.000 thành phố/ thị trấn/ làng xuống còn 15.859. Lần thứ hai, năm 1947, Nhật Bản thi hành Luật tự trị địa phương dẫn đến việc sáp nhập quy mô lớn thời Showa thành phố/ thị trấn/ làng, từ 9.868 còn 3.472 thành phố/ thị trấn/ làng. Lần thứ ba là năm 1978, sáp nhập thời Heisei, từ 3.232 thành phố/ thị trấn/ làng còn 1.727 thành phố/ thị trấn/ làng; và hiện nay chính quyền cấp cơ sở của Nhật Bản còn 1.718 thành phố/ thị trấn/ làng.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhấn mạnh, mục tiêu của việc sáp nhập chính quyền cơ sở của Nhật Bản là nhằm xây dựng cơ chế có thể đáp ứng nhu cầu hành chính ngày càng tăng do sự tăng giảm dân số, tăng trưởng kinh tế và phân quyền địa phương; đồng thời tận dụng lợi thế về quy mô từ việc sáp nhập để cung cấp dịch vụ hành chính phù hợp với đặc điểm của từng vùng và nhu cầu của người dân; qua đó nâng cao hiệu quả và cắt giảm chi phí, củng cố nền tảng tài chính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo nguồn nhân lực chuyên môn trong các lĩnh vực sâu rộng. Song theo ngài Đại sứ, sau khi sáp nhập cũng dẫn đến sự chênh lệch phát triển giữa các vùng.

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục khẩn trương thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Ngài Đại sứ mong muốn những kinh nghiệm của Nhật Bản về sáp nhập các đơn vị hành chính và hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay sẽ có giá trị tham khảo ý nghĩa đối với Việt Nam. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam khẳng định Nhật Bản luôn sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hiện thực hoá các mục tiêu phát triển trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Tại Hội nghị, trên cơ sở báo cáo của Ngài Đại sứ Ito Naoki, các đại biểu tham dự đã cùng thảo luận, làm rõ thêm các nội dung liên quan như việc phân bổ nguồn lực giữa Trung ương và địa phương, cấu trúc tài chính của chính quyền địa phương, sự tham gia chính trị của người dân ở các địa phương và sự khác biệt giữa chính quyền tỉnh và chính quyền cơ sở của Nhật Bản…/.

MH & Đức Mạnh

Alternate Text

Bình luận

Danh sách bình luận

Số lượng ý kiến bài viết: 0

Thông tin khoa học “Điện hạt nhân, công nghệ bán dẫn và vi mạch điện tử: Cơ hội và thách thức”

22:54 21/05/2025

Chiều ngày 21/5/2025, tại Hà Nội, Viện Thông tin khoa học thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức chương trình thông tin khoa học về chủ đề “Điện hạt nhân, công nghệ bán dẫn và vi mạch điện tử: Cơ hội và thách thức”. GS,TS Vũ Đình Lãm, Giám đốc Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Bế mạc Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ IX - Năm 2025

21:53 21/05/2025

Chiều ngày 21/5/2025, tại Trường Chính trị Tô Hiệu, Thành phố Hải Phòng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Thành ủy Hải Phòng tổ chức Lễ Bế mạc Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ IX - Năm 2025. GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Hội thi dự và phát biểu bế mạc.

Hội nghị sinh hoạt chuyên đề “Hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay”

20:31 21/05/2025

Thực hiện kế hoạch sinh hoạt chính trị năm 2025, sáng ngày 21/5/2025, tại Hà Nội, Đảng uỷ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị sinh hoạt chuyên đề “Hệ thống chính quyền và hoạt động quản lý, quản trị xã hội tại Nhật Bản hiện nay”. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki báo cáo tại Hội nghị.

Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Đại hội Dân tộc Phi, Nam Phi thăm và làm việc tại Học viện

20:31 21/05/2025

Chiều ngày 21/5/2025, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), Nam Phi do Phó Tổng thư ký thứ nhất Đảng ANC Nomvula Mokonyane làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Học viện. PGS,TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự và chủ trì buổi tiếp.

Giao lưu văn nghệ “Hải Phòng - 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình”

22:08 20/05/2025

Tối 20/5/2025, tại thành phố Hải Phòng – nơi đăng cai tổ chức Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị tỉnh, thành phố lần thứ IX - năm 2025 diễn ra đêm Gala giao lưu văn nghệ đặc biệt với chủ đề “Hải Phòng - 70 năm niềm tin và khát vọng vươn mình”. Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động bên lề Hội thi do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp cùng Thành ủy Hải Phòng tổ chức.

Thống kê lượt truy cập

Lượt truy cập:

Khách online: